Theo quy định pháp luật, cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ là nơi trực tiếp xử lý đơn đăng ký của chủ thể. Đồng thời cũng là nơi đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đơn hợp lệ. Mọi đơn đăng ký về sở hữu trí tuệ nói chung đều thuộc thẩm quyền giải quyết ở đây. Chính vì thế mà các chủ đơn cần tìm hiểu kỹ về cách thức hoạt động cũng như quy định của cơ quan này để có thể đáp ứng tốt nhất. Từ đó sẽ giúp cho quy trình đăng ký nhãn hiệu diễn ra nhanh chóng hơn.
Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là cơ quan nào ?
Cơ quan được quy định có thẩm quyền trong vấn đề này là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đây là cơ quan trực thuộc của Bộ Khoa học và Công nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Những người có thẩm quyền sẽ tiến hành quy định thẩm định chính xác, chi tiết và chặt chẽ. Từ đó đưa ra kết luận quan trọng là có cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu hay không. Hiện tại trụ sở chính của cơ quan này trực thuộc tại Thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên với nhu cầu bảo hộ đang ngày càng gia tăng thì số lượng hồ sơ nộp mỗi lúc một lớn. Vậy nên dẫn đến tình trạng quá tải đơn của Cục Sở hữu trí tuệ gây mất thời gian trong việc xử lý. Chính Có hai văn phòng đại diện của cơ quan này được thành lập để giải quyết tình trạng này. Để giải quyết được tình trạng này, cơ quan đã ra quyết định thành lập thêm 2 văn phòng đại diện. Cả 2 văn phòng đều có chức năng và thẩm quyền tương tự trong việc tiếp nhận và xử lý.
– Địa chỉ trụ sở chính: 384 – 386 đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
– Địa chỉ văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Địa chỉ Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Thẩm quyền của cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Cục Sở hữu trí tuệ được thành lập với mong muốn thực hiện được những nhiệm vụ được trao quyền:
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát triển chuyên ngành sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước.
– Trực tiếp xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể
– Giải quyết những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ quốc tế
– Hướng dẫn cách thức thực thi những quy định cho các cơ quan quản lý khác.
– Là nơi tiếp nhận hồ sơ và xử lý cho yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của chủ sở hữu.
Có thể thấy cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có toàn quyền là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nhưng những công đoạn trước khi đơn được nộp đến cơ quan có tính chất khá phức tạp. Vì thế chủ đơn cần có một đại diện thông qua để thực hiện thay cho mình quy trình đăng ký nhãn hiệu. Đó sẽ là cầu nối giữa chủ sở hữu với cơ quan có thẩm quyền giải quyết công tác này. Một trong những địa điểm mà chủ thể có thể cân nhắc khi lựa chọn là Phan Law Vietnam.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn