Trong thời đại mở cửa, hội nhập kinh tế, xuất nhập khẩu là ngành nghề kinh doanh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Để có thể thành lập công ty xuất nhập khẩu, bạn phải nắm rõ được các yêu cầu pháp lý nhất định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật liên quan khác. Cùng Phan Law Vietnam điểm qua một số thông tin này ngay trong bài viết dưới đây.
Thành lập công ty xuất nhập khẩu theo hình thức nào?
Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc chọn lựa hình thức kinh doanh trước khi tiến hành thành lập doanh công ty xuất nhập khẩu. Cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Đối với trường hợp bạn chỉ muốn phân phối mặt hàng mình nhập về hay nói rõ hơn là hoạt động nhập hàng từ nước ngoài về và bán cho các công ty thương mại tại Việt Nam, bạn có thể thành lập công ty có chức năng thực hiện Quyền nhập khẩu.
- Trường hợp mục đích kinh doanh là thực hiện phân phối bán buôn hoặc bán lẻ hàng hóa, bạn có thể thực hiện lập công ty có chức năng thực hiện quyền phân phối
- Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cả hai trường hợp trên để hoạt động kinh doanh
Ngoài mục tiêu kinh doanh, bạn cũng cần cân nhắc để chọn loại hình kinh tế phù hợp với điều kiện của mình. Hiện tại, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 có một số các loại hình kinh tế chính để bạn lựa chọn như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Việc đầu tiên trong quá trình thành lập công ty xuất nhập khẩu chính là chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó, tùy vào từng loại hình kinh tế mà bạn muốn thành lập sẽ có hồ sơ cụ thể riêng. Về cơ bản sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu thật sự không quá rắc rồi, tuy nhiên nếu bạn chưa thật sự hiểu và có kinh nghiệm về các thủ tục pháp lý doanh nghiệp, chắc chắn thủ tục này sẽ gây nhiều khó khăn cho bạn. Để tránh bị ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh doanh của mình, bạn có thể đồng hành của Phan Law Vietnam thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn