Theo Luật Thương mại quy định thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. Vậy cần điều kiện gì để thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam? Để biết câu trả lời xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Văn phòng đại diện có cần nộp lệ phí môn bài không?
>> Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài.
Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài được thành lập tại Việt Nam do Sở công thương tỉnh hoặc thành phố nơi văn phòng đại diện đăng ký trụ sở chính cấp. Đây là đơn vị phụ thuộc và không có chức năng kinh doanh ngoài thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân nước ngoài ở văn phòng đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Tuy nhiên hàng năm, văn phòng đại diện phải gửi báo cáo hoạt động theo mẫu tới cơ quan quản lý trực tiếp là Sở công thương. Ngoài ra, phải báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý về tư cách pháp nhân:
- Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân chứ không phải là pháp nhân.
- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
- Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
- Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
- Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Do đó, văn phòng đại diện không phải là pháp nhân và không có tư cách pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam?
Để thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam thì các cá nhân, tổ chức nước ngoài cần phải tuân thủ các điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 7 Chương 2, Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc được quốc gia, vùng lãnh thổ chấp nhận. Các quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ phải có hiệu lực đối với Việt Nam
- Đã hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất một năm tính từ thời điểm thành lập
- Nếu hồ sơ thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức nước ngoài có giới hạn thời gian hoạt động thì thời gian đó phải còn ít nhất một năm
- Văn phòng đại diện mà cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập phải có nội dung hoạt động phù hợp với cam kết của Việt Nam
- Nếu nội dung hoạt động không phù hợp, cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài cần điều kiện gì?
Trường hợp không được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Có một số trường hợp sau sẽ không được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể:
Trường hợp 1: Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Trường hợp 2: Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Trường hợp 3: Việc thành lập Văn phòng đại diện bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Trường hợp 4: Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Theo quy định của pháp luật, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư