Trong bối cảnh suy giảm FDI trên toàn cầu, năm 2019 vừa qua, Việt Nam vẫn giữ vững mức tăng trưởng vốn đầu tư, đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực đầu tư nói riêng. Việt Nam vốn là một thị trường kinh tế tiềm năng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án trong nước. Trong năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại sao thương nhân nước ngoài cần thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam?
Để đẩy mạnh đầu tư, chính phủ nước ta đã đưa ra rất nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Mỗi quốc gia đều có những quy định pháp luật cụ thể dành cho từng lĩnh vực khác nhau, trong đó có các quy định riêng dành cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các dự án tại Việt Nam. Cụ thể, một doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam thì phải được xem xét có đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật hay không. Bên cạnh việc để thuận tiện cho các hoạt động đầu tư cũng như giao dịch trực tiếp, thành lập chi nhánh hoặc ít nhất phải là văn phòng đại diện hợp pháp, văn phòng đại diện tại Việt Nam là một trong những điều kiện để được đầu tư vào các dự án trong nước.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Trong trường hợp quý khách cần hỗ trợ chi tiết về việc chuẩn bị Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Tại sao lại chọn Phan Law Vietnam?
Với 10 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, từng làm việc với nhiều đối tác đầu tư lớn trong và ngoài nước cùng đội ngũ chuyên viên, luật sư dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho quý khách hàng những hỗ trợ pháp lý chính xác và chuyên nghiệp nhất. Bạn chỉ việc tin tưởng ở Phan Law, việc còn lại hãy để chúng tôi.
Chi phí dịch vụ:
Chúng tôi luôn cân nhắc mức dịch vụ tương xứng với chất lượng công việc, giá dịch vụ sẽ dao động từ 10 triệu đến 20 triệu tùy thuộc vào gói cơ bản, truyền thống hay chất lượng mà khách hàng lựa chọn. Trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện đồng thời nhiều thủ tục thì cân nhắc thỏa thuận, áp dụng thêm mức giảm giá phù hợp.
Trên đây là thông tin về các gói dịch vụ pháp lý đầu tư mà Phan Law Vietnam đang cung cấp. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn