Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi nghe nói khi chủ thể khác đang sở hữu tài sản của người khác một cách ngay tình thì chủ sở hữu của tài sản đó không thể đòi lại. Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn thế nào là người thứ ba ngay tình trong pháp luật dân sự? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
>> Con cái có nghĩa vụ trả nợ thay cho mẹ hay không?
>> Sau chuyển giới có được làm lại căn cước công dân?
Quy định về người thứ ba ngay tình
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Thế nào là người thứ ba ngay tình trong pháp luật dân sự?
Theo quy định tại Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 về chiếm hữu ngay tình như sau:
“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Như vậy, có thể hiểu người thứ ba ngay tình trong pháp luật dân sự là người chiếm hữu tài sản nhưng không biết hoặc không thể biết rằng việc chiếm hữu tài sản của bản thân là không có bất kỳ căn cứ pháp luật. Họ không biết rằng họ đang thực hiện giao dịch với một người không có quyền định đoạt đối với tài sản đang được giao dịch. Có thể thấy người ngay tình hoàn toàn không có lỗi khi tham gia vào giao dịch.
Vì vậy, pháp luật dân sự hiện hành đã đưa ra biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự, trong trường hợp giao dịch dân sự dẫn đến vô hiệu không do lỗi của người thứ ba.
Quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình như thế nào?
Tại Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi một giao dịch bị tuyên bố vô hiệu như sau:
Thứ nhất, đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu.
Tức là không có giấy tờ chứng minh ai là chủ sở hữu đối với tài sản đó. Khi đó, giao dịch với người thứ ba đối với tài sản này vẫn có hiệu lực. Ví dụ: Gia súc, gia cầm, vàng, tiền,…
Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
Tuy nhiên, pháp luật dân sự vẫn quy định hai trường hợp chủ sở hữu vẫn có quyền đòi lại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người thứ thứ ba chiếm hữu ngay tình khi:
Thông qua hợp đồng không có đền bù như tặng cho, thừa kế,… với người không có quyền định đoạt tài sản.
Tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu bị chủ thể khác lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Thứ hai, đối tượng của giao dịch là bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu.
Khi thực hiện giao dịch là bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản đó. Chỉ được coi là ngay tình khi người thứ ba nhận được tài sản này thông qua một giao dịch dân sự khác và người thứ ba căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch như thông qua trình tự bán đấu giá tài sản,….
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về thế nào là người thứ ba ngay tình trong pháp luật dân sự? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư