Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, có vai trò giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Từ đó, đem đến lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất để bảo vệ tài sản của mình.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Nhãn hiệu là gì? Làm thế nào để bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị xâm phạm?
Nhãn hiệu được hiểu là các dấu hiệu giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Dấu hiệu ở đây là từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường nét,…nhìn thấy được bằng mắt thường.
Chẳng hạn: ở thị trường sữa chúng ta có các nhãn hiệu của các doanh nghiệp khác nhau như: Vinamilk, Dutch Lady, Nutifood, Nestle,….Nhìn vào nhãn hiệu chúng ta có thể biết sản phẩm đó là doanh nghiệp nào, có những đặc điểm gì,…
Vai trò của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong vô số sản phẩm, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường. Một nhãn hiệu uy tín, được người tiêu dùng tin tưởng sẽ có giá trị rất lớn và là đối tượng để các tổ chức, cá nhân xâm phạm. Hành vi xâm phạm thường gặp nhất là các tổ chức, cá nhân khác sẽ sử dụng nhãn hiệu giống/tương tự nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Để bảo vệ Nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm, Doanh nghiệp cần thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là thủ tục pháp lý được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể thủ tục này sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Cơ quan nhận và giải quyết hồ sơ
Theo Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục có trụ sở chính tại Hà Nội và 2 Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hồ sơ bạn có thể nộp trực tiếp hoặc gián tiếp bằng đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao);
- Các giấy tờ khác có liên quan theo quy định.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ là từ 12- 16 tháng tùy theo lượng hồ sơ đăng ký lên Cục. Trong quá trình này bạn cần theo dõi sát sao tiến độ thực hiện để đảm bảo không bị gián đoạn quy trình.
Hiện nay, Phan Law cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và các đối tượng quyền SHTT khác. Chúng tôi sẽ thực hiện tư vấn toàn diện, đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ thành công đồng thời đề xuất phương án đăng ký hợp lý nhất cho Quý doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Số Hotline 1900 599 995 để được hướng dẫn chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn