Để một văn phòng đại diện được chính thức đi vào hoạt động thì doanh nghiệp chính có nghĩa vụ đăng ký thành lập văn phòng đại diện, gửi hồ sơ đăng ký hoạt động và thực hiện các thủ tục có liên quan tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi được cấp phép hoạt động thì văn phòng đại diện còn cần tiến hành một số thủ tục nhất định.
Kê khai và nộp lệ phí môn bài
Theo quy định của công văn 1200/BTC-TCT hướng dẫn về chính sách thuế của doanh nghiệp:
“Tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài quy định: Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm: Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định.”
Dựa trên quy định này thì văn phòng đại diện của doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu lệ phí môn bài. Do đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có đăng ký thành lập văn phòng đại diện thì phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp lệ phí môn bài.
Khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân
Dựa trên cơ sở thông tư 111/2013/TT-BTC Thông tư hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định tại Điều 24 về đăng ký thuế, khoản 1 Điều 25 về khấu trừ thuế thì các đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và đăng ký nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên.
Trên đây là nội dung tư vấn của Phan Law Vietnam về thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ về các thông tin dưới đây để được hướng dẫn và giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn