Khi công việc kinh doanh không thuận lợi, nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng kinh doanh là một con đường đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Nhìn chung, việc tạm ngừng kinh doanh đơn giản về dễ tiến hành hơn so với việc giải thể – dừng kinh doanh hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn về thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Mời các bạn theo dõi bài viết.
Doanh nghiệp tư nhân muốn tạm ngừng kinh doanh cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Theo quy định của pháp luật thì khi muốn tạm dừng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân thì cần những giấy tờ sau:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu thông báo tại phụ lục II-21 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác)
- Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh được quy định như thế nào?
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh được diễn ra như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Những lưu ý khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh là gì?
Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thì cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký (Khoản 1 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Thứ hai, thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm (Khoản 2 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Thứ ba, nếu vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm (Khoản 2 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Thứ tư, nếu tạm ngừng hoạt động trước thời hạn đã thông báo thì trong hồ sơ tạm ngừng đăng ký cần bổ sung Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động (Khoản 4 Điều 8 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
Trên đây là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn