Để mở một doanh nghiệp mới thì cần phải chuẩn bị những gì? Đối với những ai chưa có kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn để có thể thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác. Phan Law xin giới thiệu bài viết về chủ để thành lập doanh nghiệp mới để bạn đọc tham khảo như sau.
Giai đoạn trước khi thành lập
Khi có một ý tưởng kinh doanh hoặc có dự định mở rộng hoạt động kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức sẽ tiến hành thành lập doanh nghiệp mới để hoạt động. Để mở một doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình những thứ cần thiết như ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn, nhân sự và cả loại hình doanh nghiệp dự định thành lập.
Về ngành nghề kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải xác định rõ xem ngành nghề kinh doanh của mình có được phép kinh doanh ở Việt Nam hay không, các điều kiện để kinh doanh ngành nghề này là gì? Tiếp theo, có quy định về nguồn vốn tối thiểu để kinh doanh ngành nghề này hay không? Chỉ có một ngành nghề nhất định quy định về mức vốn tối thiểu để kinh doanh ngành nghề đó. Chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm loại hình doanh nghiệp được phép thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Mỗi loại hình có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng ngành nghề, điều kiện kinh doanh khác nhau.
Giai đoạn thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Trước tiên, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong hồ sơ cần nêu rõ về tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, đại diện pháp luật, chủ sở hữu công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh trong mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Ngoài ra trong hồ sơ còn phải có Điều lệ công ty (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân không cần nộp Điều lệ công ty); Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức; Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Bước tiếp theo là nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Đây là bước để các chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ cùng với thông tin đúng quy định của pháp luật thì hồ sơ được xem là hợp lệ. Khi đó trong vòng từ 1 đến 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mới thành lập trước khi đi vào hoạt động kinh doanh vẫn phải thực hiện một số thủ tục khác liên quan tới con dấu và thuế. Cụ thể doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài tới cơ quan quản lý thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử. Đồng thời pháp luật hiện nay cho phép doanh nghiệp tự quyết định mẫu dấu, số lượng con dấu cho doanh nghiệp mình. Theo đó doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu tại tổ chức được cấp phép và thông báo mẫu dấu tới Phòng đăng ký kinh doanh.
Như vậy, để thành lập doanh nghiệp mới thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật có liên quan. Để tránh mất thời gian và công sức, hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp để hỗ trợ bạn. Để được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên viên của Phan Law, bạn có thể liên hệ qua địa chỉ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn