Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi và chồng đã ly hôn nhau. Hiện tại tôi đang trực tiếp nuôi con. Tôi được biết khi người chồng không nuôi con thì phải gửi tiền trợ cấp cho con. Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn về thủ tục yêu cầu cấp dưỡng nuôi con thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Thủ tục trích lục giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như thế nào?
>> Không đăng ký kết hôn có phải cấp dưỡng nuôi con hay không?
>> Đã ly hôn, vợ có quyền thừa kế tài sản của chồng đã mất hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng nuôi con thực hiện như thế nào?
Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng nuôi con
Khi một cặp vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn, bên cạnh việc tranh chấp phân chia tài sản sau hoặc tranh chấp về quyền nuôi dưỡng con khi ly hôn thì việc tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng của người không được trực tiếp nuôi con cũng là tranh chấp thường phát sinh.
Quy trình các bước để yêu cầu cấp dưỡng nuôi con được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng.
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu.
- Bản sao sổ hộ khẩu.
- Quyết định hoặc bản án ly hôn của tòa án có hiệu lực.
- Chứng cứ chứng minh thu nhập của người được yêu cầu cấp dưỡng.
- Bản sao giấy khai sinh của con.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp những giấy tờ như trên cho tòa án nhân dân cấp huyện nơi người được yêu cầu cấp dưỡng cư trú, làm việc.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi nhận được đơn yêu cầu, sau 5 ngày làm việc Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn hay không? Nếu hồ sơ hợp lệ và thuộc thẩm quyền giải quyết thì Tòa án nhân dân sẽ gửi thông báo cho cho người nộp đơn đóng tiền tạm ứng án phí. Và triển khai các thủ tục tố tụng dân sự để ra quyết định hoặc bản án yêu cầu cấp dưỡng nuôi con.
Người không trực tiếp nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con
Theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người không được trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Phải tôn trọng quyền của những đứa con khi các bé sống chung với người vợ/người chồng của bạn.
- Phải cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng theo sự thỏa thuận nhất giữ giữa người vợ và người chồng. Mức cấp dưỡng được xác định dựa trên nguồn thu nhập, dựa trên khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng cũng như những nhu cầu thiết yếu của con cái. Nếu không thỏa thuận thống nhất được với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Không được phép lạm dụng quyền đến thăm những đứa con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dạy, chăm sóc con của người vợ/người chồng của bạn
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về thủ tục yêu cầu cấp dưỡng nuôi con thực hiện như thế nào? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư