Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Theo tôi được biết, thì ngoài các trường hợp được hưởng tài sản thừa kế theo di chúc và theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế thì trong một số trường hợp còn có thể xét đến quyền thừa kế thế vị. Vậy khi nào được thừa kế thế vị? Mong nhận được tư vẫn của luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm :
>> Trường hợp nào việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế?
>> Tư vấn thừa kế đất đai khi bản di chúc bị hủy?
>> Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất theo luật
Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào?
Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
- Trường hợp 1: Con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
- Trường hợp 2: Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, theo 2 trường hợp trên có thể hiểu thừa kế thế vị là việc người để lại di sản cho con hoặc cháu là người được nhận phần di sản sau khi người để lại di sản chết nhưng lại chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản.
Đồng thời, việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm theo Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì trong trường hợp này, do không thể xác định được người nào chết trước (nên gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
Một số trường hợp thừa kế thế vị khác
Ngoài Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 nêu trên thì trong Điều 653 cũng có quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi là: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này;
Bên cạnh đó tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
Như vậy, theo các quy định trên, việc con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau; con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau, nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 651, Điều 652 BLDS 2015.
Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào?
Nghĩa vụ của người hưởng thừa kế
Người hưởng thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư