Với sự ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực hơn đã giúp cho con người ngày càng đưa nhiều sản phẩm trí tuệ áp dụng trong hoạt động công nghiệp nhằm phục vụ lại cho chính đời sống của mình. Việc tạo ra một sản phẩm trí tuệ như thế là điều không hề đơn giản, chính vì thế khi một sản phẩm ra đời điều đầu tiên cần thiết phải nghĩ đến đó chính là cách thức để bảo vệ. Một trong các cách thức có hiệu quả nhất chính là đăng ký quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệNhững điều cần biết trước khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Những điều cần biết trước khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nghĩa là gì ?
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của sở hữu trí tuệ được bảo vệ. Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Cơ sở bảo vệ cho quyền này chính là văn bằng bảo hộ – loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm xác lập quyền sở hữu đối với chủ thể.
Việc đăng ký bảo hộ cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp chính là việc tiến hành theo thủ tục quy định tại Luật này là có quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu. Dựa trên cơ sở đó chủ sở hữu sẽ hình thành các quyền của mình đối với tài sản trí tuệ đã được đăng ký trên thực tế.
Lợi ích đến từ việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Những lợi ích mang lại từ chính việc bảo hộ cho quyền sở hữu công nghiệp là không nhỏ. Nếu xét về mặt bản chất thì nội dung quan trọng nhất của việc thực hiện công việc này chính là sự độc quyền trong việc khai thác cũng như sử dụng của người chủ sở hữu. Từ việc áp dụng, sản xuất cho đến phát hành hay lưu thông, mọi thứ liên quan đến đối tượng được đăng ký đều thuộc quyền của chủ sở hữu.
Thứ hai, việc làm này góp phần ngăn chặn những hành vi cũng như xử lý khi bị coi là xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Những việc làm có liên quan đến đối tượng thuộc quyền nhưng không được sự cho phép của chủ sở hữu đều là vi phạm. Lúc này chủ sở hữu có quyền yêu cầu đối với những cơ quan có thẩm quyền xử lý để đảm bảo quyền lợi cho mình. Có sự bảo hộ tuyệt đối đến từ pháp luật trong mọi trường hợp khi xảy ra tranh chấp.
Thứ 3, đăng ký bảo hộ cho quyền sở hữu công nghiệp chính là giúp chủ thể tránh trường hợp kết quả sáng tạo của mình bị chiếm đoạt hoặc lợi dụng. Khi không có cơ sở chứng minh thì rất có thể người chủ sở hữu sẽ bị mất quyền của mình khi chủ thể khác thực hiện những hành vi chiếm đoạt và đăng ký trước. Từ đó hiển nhiên kết quả sáng tạo sẽ thuộc quyền của chủ thể đăng ký.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là khi có cho mình văn bằng bảo hộ thông qua việc hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu có thể nhận được những lợi ích mà kết quả sáng tạo của mình mang lại từ việc áp dụng vào thực tế hay chuyển nhượng cho các chủ thể khác.
Có thể thấy việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết đối với những kết quả có được do quá trình sử dụng tư duy trí tuệ của con nghiệp. Là biện pháp bảo vệ cho chính kết quả đó tránh khỏi những tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến người phát minh.
Mọi thắc mắc liên quan đến đăng ký quyền sở hữu công nghiệp xin vui lòng liên hệ
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn