Ngày nay, khi xã hội đã phát triển, hoạt động kinh doanh có thể đã khác đi nhưng vốn vẫn luôn là chủ đề muôn thuở cho những ai đang hoặc sẽ có ý định kinh doanh. Một trong số đó là vốn điều lệ. Vậy, vốn điều lệ để thành lập công ty là gì? Tại sao khi thành lập Công ty hay có ý định kinh doanh thì người ta phải quan tâm đến vấn đề trên.
>>> Tìm hiểu thêm về thủ tục thành lập công ty: Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Vốn điều lệ là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản vốn điều lệ chính là số vốn kinh doanh được doanh nghiệp đăng ký và ghi trên điều lệ của Công ty.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Như vậy, vốn điều lệ ở đây bao gồm cả tiền và những tài sản giá trị khác mà thành viên công ty đóng góp nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh sau khi công ty được thành lập. Ngoài một số ngành nghề đặc thù, đòi hỏi phải có số vốn nhất định mới có thể kinh doanh (như là kinh doanh bất động sản, cho thuê lại lao động,…) thì hầu hết các ngành kinh doanh còn lại, pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu. Vì vậy, các thành viên hay chủ sở hữu công ty có thể đăng ký vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng tài chính. Mười triệu đồng hay vài trăm triệu, tất cả phụ thuộc vào tính chất và quy mô của công ty.
Vốn điều lệ để thành lập công ty có thể thay đổi hay không?
Một câu hỏi được đặt ra đó là liệu khi doanh nghiệp phát triển, mức vốn điều lệ này có được tăng lên hay không hoặc doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động bị thua lỗ thì có thể giảm vốn điều lệ? Câu trả lời là doanh nghiệp có thể thực hiện được việc này do vốn điều lệ, tuy đã được quy định trong điều lệ khi doanh nghiệp mới thành lập, nhưng nó có thể được tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
Các cách thức tăng giảm vốn được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp hiện hành. Chỉ có vấn đề cần lưu ý khi giảm vốn điều lệ, đó là đối với trường hợp hoàn trả vốn cho thành viên hoặc một phần vốn cho chủ sở hữu thì công ty phải hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả vốn.
Vốn luôn là chủ đề nóng hổi đối với những ai đã, đang và sẽ kinh doanh. Khi kinh doanh nhỏ lẻ, có thể người ta chưa quan tâm lắm đến vốn điều lệ để thành lập công ty nhưng khi đã có kế hoạch, định hướng phát triển lâu dài cho công ty thì vốn điều lệ sẽ luôn là vấn đề chính trong các cuộc họp Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên.
Để được hỗ trợ trong việc thành lập doanh nghiệp hay có bất cứ thắc mắc nào về lĩnh vực pháp luật, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn