Lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp so với các nền kinh tế của các nước trong khu vực nhưng qua các năm vẫn có sự thay đổi mạnh mẽ, thể hiện sự tăng trưởng đáng mong đợi của nền kinh tế nước nhà.
Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các năm
Theo thống kê, tỷ lệ lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2020, tỷ lệ lạm phát cao nhất chiếm 18.58% vào năm 2011.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Nhà nước đã áp dụng chặt chẽ và đồng bộ chính sách tiền tệ và tài khóa. Bên cạnh đó thúc đẩy quá trình sản xuất, tăng số lượng hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu,… Từ đó, tình hình lạm phát ở Việt Nam chuyển biến tích cực hơn, tình trạng lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp nhất vào 2015 là 0.63%.
Trong giai đoạn 2016 đến 2020, tình trạng kinh tế dần ổn định nên tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức 4%.
Giai đoạn 2011 đến 2015, thời kỳ nước ta có tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức thấp nhất một cách ổn định. Từ đó dẫn đến sự cải thiện nền kinh tế rất lớn, tiêu biểu như:
- Nền kinh tế vĩ mô hoạt động một cách ổn định.
- Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định.
- Dự trữ ngoại hối tăng lên đạt mức kỷ lục.
- Tính thanh khoản của các hệ thống ngân hàng được cải thiện rõ rệt.
Nhờ vào những tín hiệu rất tích cực này mà các Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế đã căn cứ và thực hiện việc nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam.
Cũng chính trong giai đoạn 2011 đến năm 2015, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt hơn bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, còn kết hợp chặt chẽ với các chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp để kiểm soát và đưa tỷ lệ lạm phát từ mức cao xuống mức thấp nhất. Đây là một sự sụt giảm đáng mong đợi của nền kinh tế nước nhà.
Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có những chuyển biến phức tạp, vì thế ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2020 có tăng nhẹ 2.31% so với bình quân năm 2019. Điều này đã đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Đối với nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã điều hành và chỉ đạo đúng đắn để Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn với những chỉ số vĩ mô được đảm bảo.
Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát ở Việt Nam năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát Nhà nước đã được đặt ra trước đó là 4%.
Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm có sự thay đổi mạnh mẽ. Nhờ vào việc Chính phủ luôn theo dõi và thống kê tỷ lệ sát sao mà có thể kịp thời thực hiện chính sách phù hợp đảm bảo nền kinh tế vĩ mô ổn định.
Biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
– Chính phủ và các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường, lạm phát trên thế giới để kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát ở Việt Nam. Cần có cái nhìn xa trông rộng để nhận ra loại hàng hóa nào có thể thiếu hụt trong thời gian tới để có thể đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng.
– Các cơ quan, bộ ngành tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá của các mặt hàng thiết yếu như ga, xăng dầu, gạo,…để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng cho các dịp lễ, Tết hạn chế tăng giá. Đối với mặt hàng xăng dầu Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ Công thương và Bộ tài chính theo dõi sát sao tình hình trên thế giới để có những định hướng phù hợp giúp bình ổn giá ở Việt Nam, đảm bảo lưu thông và nguồn cung ứng thiết yếu. Báo ngay với Chính phủ khi có chuyển biến xấu, ngăn chặn tình trạng tăng giá ảo.
– Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng điều chỉnh giá để bình ổn thị trường và tránh tình trạng lạm phát.
– Giá cả nguyên liệu ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào giá vàng trên thế giới vì vậy chúng ta phải phát triển các mối quan hệ ngoại giao để có nguồn nguyên liệu với giá rẻ. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung đầu vào, ổn định giá và tránh lạm phát.
– Chú trọng phát triển cải tạo cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và nâng cao mức thu nhập để giảm áp lực lên người dân.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư