Tố tụng hành chính là gì là thắc mắc của nhiều người. Theo quy định của pháp luật, đây là trình tự giải quyết vụ án hành chính tại tòa án. Cùng với tố tụng hình sự, tố tụng dân sự thì tố tụng hành chính có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.
Xem thêm:
>> Trách nhiệm pháp lý khi gây tai nạn giao thông
>> Tính pháp lý và rủi ro của việc góp vốn mua nhà
>> Người chưa thành niên phạm tội
Tố tụng hành chính là gì?
Tố tụng hành chính là trình tự giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tại toà án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước (sau đây gọi chung là “cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền”).
Tố tụng hành chính góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia.
Phân biệt tố tụng hành chính và hoạt động hành chính
Tố tụng hành chính khác với hoạt động hành chính thông thường
Tố tụng hành chính khác với hoạt động hành chính. Tố tụng hành chính là hoạt động của tòa án nhân dân và các thẩm phán nhằm giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, cơ quan nhà – nước, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền.
Hoạt động tố tụng hành chính tại tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính giúp cho phân biệt hình thức giải quyết khiếu kiện tại toà án với cách giải quyết khiếu kiện tại các cơ quan nhà nước khác.
Trình tự giải quyết vụ án hành chính
Trình tự giải quyết vụ án hành chính gồm có các giai đoạn sau:
Khởi kiện vụ án hành chính
Khi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thấy rằng quyết định, hành vi hành chính cụ thể nào đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà hành chính giải quyết. Trước khi khởi kiện, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan hành chính mà họ mà họ cho là trái pháp luật; trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền.
Thụ lý vụ án
Sau khi nhận được đơn kiện, Tòa hành chính phải xem xét nếu xét thấy không thuộc trường hợp trả lại đơn thì Tòa án thụ lý vụ việc kiện theo thẩm quyền.
Chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, Toà hành chính thực hiện các công việc chuẩn bị, như yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, ….khi xét thấy cần thiết Toà có thể thu thập chứng cứ, xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định … sau khi nhận thấy việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ, Toà hành chính phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án.
Xét xử vụ án hành chính
Xét xử vụ án hành chính
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử vụ án hành chính gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân.
Phiên toà có sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định thì tuỳ từng vụ án cụ thể mà Toà hành chính xét thấy cần có mặt hay không.
Để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về việc xét xử phúc thẩm; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (giai đoạn đặc biệt của tố tụng hành chính) và thi hành bản án, quyết định của toà án về vụ án hành chính. Đây được xem các giai đoạn giai đoạn độc lập trong tố tụng hành chính.
Trên đây là những thông tin về tố tụng hành chính là gì mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý khách hàng với mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan đến khách hàng đối với lĩnh vực này. Để hiểu thêm những quy định, giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, quý khách hàng hãy theo dõi website của chúng tôi và liên hệ với chúng tôi để được giải đáp pháp luật, hỗ trợ pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thông tin liên hệ của chúng tôi như sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995