Công nghệ ngày càng phát triển, đã giúp mọi người gắn kết nhau hơn và mở ra những cơ hội việc làm, kinh doanh mới… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp thì nhiều đối tượng đã lợi dụng internet để thực hiện những hành vi xấu xa như chống phá Đảng – Nhà nước, lấy cắp thông tin người tiêu dùng,… Trong đó nổi bật lên là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, xin mời các bạn tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hành vi lừa đảo trực tuyến, đó là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi này bao gồm các hình thức lừa đảo qua email, tin nhắn, trang web giả mạo, hoặc các hình thức khác để đánh lừa người dùng và chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tài sản của họ.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ bị xử lý thế nào?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội có thể phải chịu mức phạt lên đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho người bị hại hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh do việc bị lừa đảo. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sụ 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chia làm 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung cụ thể như sau:
Khung 01:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Khung 02:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Khung 03:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 04:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Khung hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu ý: Để phòng tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, người dùng nên cẩn trọng trong việc chia sẻ thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng, kiểm tra kỹ các trang web và địa chỉ email trước khi cung cấp thông tin, cập nhật thường xuyên phần mềm bảo mật trên thiết bị sử dụng và tránh mở các email hoặc tin nhắn từ nguồn không rõ. Nếu có bất kỳ nghi ngờ hay thắc mắc gì, người dùng nên liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc cơ quan chức năng để được hỗ trợ và giải đáp.
Tuy nhiên, nếu người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng không thuộc một trong các trường hợp ở khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sụ 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì chỉ bị xử lý là phạt hành chính theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “Người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.”.
Hướng giải quyết khi bị lừa đảo qua mạng
Nếu bạn bị lừa đảo qua mạng, bạn có thể thực hiện một số bước để giải quyết vấn đề này:
- Báo cáo cho cơ quan chức năng: Bạn có thể liên hệ với cơ quan an ninh mạng hoặc cơ quan chức năng để báo cáo về hành vi lừa đảo mà bạn gặp phải. Các cơ quan này sẽ hỗ trợ bạn trong việc điều tra và giải quyết vấn đề.
- Liên hệ với ngân hàng: Nếu bạn đã bị lừa đảo qua mạng và bị chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, hãy liên hệ với ngân hàng của bạn ngay lập tức để tìm cách khóa tài khoản và ngăn chặn các giao dịch lừa đảo tiếp theo.
- Thay đổi mật khẩu và thông tin cá nhân: Nếu bạn bị lừa đảo và bị chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tài khoản của bạn, hãy đổi mật khẩu ngay lập tức và cập nhật thông tin cá nhân của mình. Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng mật khẩu mạnh và khác nhau cho từng tài khoản khác nhau.
- Tìm kiếm các tài liệu chứng minh: Nếu bạn bị lừa đảo và bị chiếm đoạt tài sản, hãy tìm kiếm các tài liệu chứng minh, chẳng hạn như hóa đơn, hợp đồng, tài liệu ghi chép, email hoặc tin nhắn để hỗ trợ trong việc giải quyết vấn đề. Để lấy lại tài sản và bảo vệ lợi ích của mình bạn nên liên hệ với văn phòng luật sư nhờ tư vẫ và hỗ trợ pháp lý là tốt nhất. Phan Law Vietnam cũng là một trong những Văn phòng Luật sư uy tín bạn có thể lựa chọn.
- Học hỏi và cảnh giác: Để tránh bị lừa đảo qua mạng, hãy học hỏi về những dấu hiệu cảnh báo và các phương thức phòng tránh lừa đảo. Hãy cẩn trọng và xác nhận kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch trực tuyến.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư