Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là yêu cầu bắt buộc khi muốn bảo vệ nhãn hiệu. Có thể đã có nhiều doanh nghiệp từ chối cách thức bảo hộ này khi nghĩ nó rườm rà và phức tạp. Đó là một suy nghĩ sai lầm khi mà doanh nghiệp chưa thật sự tìm hiểu kỹ. Nếu được thực hiện một cách chính xác thì thủ tục đăng ký nhãn hiệu này không hề phức tạp. Để tránh cho doanh nghiệp có những thiếu sót trong vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp lại 3 lưu ý quan trọng trong việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Tài liệu trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Đầu tiên khi muốn Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho mình giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ thể bắt buộc phải nộp đơn đăng ký, đơn đó phải đảm bảo có đủ những tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành và quy định )
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký
- Danh mục những ngành hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu bảo hộ
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
Tùy theo từng trường hợp của chủ đăng ký mà sẽ có thêm những loại tài liệu khác. Nhưng trong mỗi đơn đăng ký bắt buộc phải đầy đủ các loại giấy tờ kể trên.
Phân loại danh mục hàng hóa trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Một trong những công đoạn của quy trình này chính là phân loại sản phẩm dịch vụ. Việc phân loại sẽ xác định được phạm vi mà nhãn hiệu bảo hộ đến đâu. Những sản phẩm, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu ngoài danh mục đăng ký sẽ không được bảo vệ. Vì thế cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này.
Thao tác phân loại sẽ dựa trên cơ sở của Bảng phân loại Nice. Bên cạnh việc xác định phạm vi của nhãn hiệu đăng ký thì đây còn là một trong những nhân tố tác động đến chi phí đăng ký. Vì theo quy định mỗi nhãn hiệu có từ 7 danh mục đăng ký trở lên sẽ phát sinh thêm một khoản phí nhất định trong từng loại phí, lệ phí. Ngoài ra nếu đăng ký những danh mục không đúng thực tế rất có khả năng sẽ bị vi phạm.
Người trực tiếp tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Dẫu biết người có quyền đăng ký cho nhãn hiệu chính là chủ doanh nghiệp sở hữu nó. Nhưng vấn đề ở đây là không phải người chủ sở hữu nào cũng có khả năng thực hiện. Nếu người thực hiện không có trình độ chuyên môn cao về pháp luật thì sẽ làm cho quy trình phức tạp hơn bao giờ hết. Chính vì thế những ai chưa từng biết đến cách đăng ký nhãn hiệu thì tốt nhất đừng tự mình tiến hành.
Một lời khuyên trong những trường hợp như thế thì thay vì tự mình thực hiện một cách tự phát. Các doanh nghiệp có thể ủy quyền đăng ký cho những cá nhân, tổ chức có uy tín và thâm niên trong lĩnh vực này. Cách này sẽ góp phần cho thủ tục đăng ký đơn giản hóa nhất có thể. Từ đó doanh nghiệp sẽ không phải lo ngại về những thiếu sót có thể xảy ra.
Với bài viết trên Phan Law Vietnam đã tổng hợp 3 lưu ý quan trọng nhất. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cũng nên để tâm đến. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp được những thông tin cần biết cho doanh nghiệp khi muốn bảo vệ nhãn hiệu. Trong quá trình thực hiện có thể sẽ có những khó khăn và tình huống phát sinh. Do đó nếu cần tư vấn và hỗ trợ nhiều hơn, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn