Mỗi dịp Tết đến là khoảng thời gian đáng quý cho các gia đình để chúng ta có cơ hội đoàn tụ sau một năm hối hả với cuộc sống vội vã. Vì thế, trong những ngày đầu xuân, nhiều gia đình thường có những hoạt động chuẩn bị cho ngày tết rộn ràng để tạo niềm vui cũng như mang ý nghĩa cầu chúc điều tốt lành cho một năm sắp tới. Dưới đây là những hoạt động đón năm mới không thể thiếu của người dân Việt Nam.
Cùng nhau đón giao thừa
Chào đón khoảnh khắc giao thừa chính là khoảng thời gian mà hầu hết mọi thành viên trong gia đình cùng ngồi bên nhau. Ý nghĩa tạm biệt một năm cũ với nhiều điều không may, cầu chúc cho nhau một năm mới bình an, thịnh vượng, thành công trong cuộc sống cũng như công việc.
Ở một số điểm nổi tiếng của nước ta, những nơi tổ chức thường chuẩn bị bắn pháo hoa mừng giao thừa. Đây là hoạt động ngày tết hằng năm mà chúng ta đều thường thấy.
Chơi hoa đầu Xuân
Tết Nguyên Đán của Việt Nam diễn ra vào mùa xuân, đây là mùa mà trăm hoa đua nở. Chính vì vậy, chơi hoa dịp tết là một trong các hoạt động thú vị, hấp dẫn mọi gia đình tham gia.
Ở những công viên hay khu chợ tập trung hàng trăm gian hàng bày hoa tươi với đủ màu sắc. Điều này tạo nên những dải hoa tuyệt đẹp, mang đến không khí ngày xuân hoa lá đua nhau khoe sắc. Hoạt động này cũng là nơi thu hút các bạn giới trẻ đến check-in để có những tấm ảnh sắc xuân mang khoe với bạn bè, gia đình.
Chưng mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả ở nước ta mang ý nghĩa cầu mong một năm mới “Cầu-vừa-sung-túc-đủ-xài”. Do đó, hoạt động ngày tết này luôn được nhiều gia đình chú trọng thực hiện.
Theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả được trưng bày với nhũng loại trái cây khác nhau như bưởi, dưa hấu, lê, lựu, táo đỏ hay thanh long,… Bạn có thể sắp xếp các loại quả một cách hợp lý và đẹp mắt nhằm tạo sự tinh tế, tươm tất cho mâm ngũ quả.
Vệ sinh nhà cửa
Để chuẩn bị đón chào tất cả các vị khách ghé thăm nhân dịp năm mới, việc dọn dẹp nhà cửa tất nhiên là không thể không thực hiện. Hoạt động ngày tết này không chỉ có đúng nghĩa đen là dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ mà nó còn là dịp để bạn sắp xếp và bài trí lại nội thất cho ngôi nhà của mình. Nhằm tạo ra một góc nhìn mới cho ngôi nhà thân quen, bạn chắc chắn sẽ có động lực khởi đầu một năm mới đầy năng lượng.
Viếng thăm mộ ông bà
Tập tục thăm mộ ông bà tổ tiên vào dịp tết thể hiện tấm lòng tri ân, hiếu thảo đến đấng sinh thành đã khuất. Việc viếng thăm mộ ông bà đã khuất còn mang ý nghĩa mời ông bà tổ tiên về ăn tết 3 ngày đầu xuân. Điều này thực sự là một nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam mang dòng máu lạc hồng anh dũng.
Cúng tất niên
Tổ chức cúng tất niên cũng là hoạt động tết khá phổ biến ở nước ta. Với ý nghĩa chia tay năm cũ, những bàn cúng tất niên được diễn ra sôi động với sự tham dự của người thân trong gia đình, bạn bè hoặc bạn đồng nghiệp làm việc chung.
Hái lộc, nhận lộc đầu xuân
Phong tục hái lộc, nhận lộc xuân là một nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam. Với niềm hy vọng cầu mong mọi sự tốt lành, bình an cho năm mới, hoạt động ngày tết cực ý nghĩa này thu hút đông đảo số lượng người thực hiện.
Không chỉ đối với đạo Phật giáo, đạo Công giáo cũng có hoạt động hái lộc xuân đầu năm. Mọi người cùng tham gia và rút cho mình một lộc xuân may mắn.
Xuất hành đầu năm
Xuất hành là một tập tục có từ lâu đời của người dân Việt Nam vào ngày đầu năm. Đến ngày này, bạn và gia đình sẽ ra khỏi nhà mình để thăm hỏi, chúc tết một gia đình khác. Sau đó, họ trở về về ngôi nhà của mình và cùng nhau mừng năm mới.
Hoạt động ngày tết này được cho rằng sẽ mang lại đại cát đại lộc cho gia đình bạn nếu bạn xuất hành đúng giờ, đúng hướng hợp với cung mệnh của mình.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp để giúp bạn đọc có thêm thông tin về những hoạt động ngày tết sắp tới. Mong rằng bài viết sẽ mang kiến thức về nhiều hoạt động đầu năm mới và ý nghĩa của chúng đến cho mọi người.