Thực phẩm chức năng là một lĩnh vực mới nổi thời gian gần đây. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng. Điều đó đồng nghĩa, lượng hàng cung ứng ra thị trường không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Một số doanh nghiệp lấy tên nhãn hiệu giống hoặc gây nhầm lẫn với thương hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng cản trở kinh doanh của thương hiệu trên. Do đó việc đăng ký thương hiệu thực là cần thiết. Đồng thời tra cứu đăng ký thương hiệu trước khi đăng ký thương hiệu nhằm tăng khả năng thành công khi đăng ký.
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng thực chất là những thực phẩm dinh dưỡng, bổ sung chất dùng trong y tế dựa theo phần giải thích đi kèm của nhóm được xếp vào nhóm 5 trong bảng phân loại Nice.
Thủ tục tra cứu đăng ký thương hiệu thực phẩm chức năng
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm thì doanh nghiệp nên thực hiện bước tra cứu đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, từ đó xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không và có phương án sửa đổi.
Để tra cứu nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu theo hai cách:
- Tra cứu trực tuyến trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ
Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ có địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Quý khách có thể nhập thông tin cơ bản như tên nhãn hiệu để tra cứu. Việc tra cứu này là hoàn toàn miễn phí. Thực tế việc tra cứu này không hoàn toàn chính xác. Đối với những người có kinh nghiệm, kết quả tra cứu có thể chính xác đến trên 60%. Tuy nhiên đối với một số khách hàng, việc tra cứu gặp khá nhiều bất lợi.
Về cơ bản khi khách hàng nhập tên nhãn hiệu bất kì để tra cứu, cơ sở dữ liệu nhãn hiệu hàng hoá sẽ cung cấp các thông tin cơ bản như: số đơn, ngày nộp đơn, số giấy chứng nhận, tên nhãn hiệu, tên và địa chỉ chủ giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá, phân loại hình,… Đặc biệt, CSDL còn lưu giữ ảnh của các mẫu nhãn hiệu hàng hoá (logo), nếu có và hiển thị cùng với các thông tin cơ bản nói trên.
Người dùng có thể tìm kiếm thông tin của các nhãn hiệu hàng hoá đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp chứng nhận đăng ký từ số đầu tiên (cấp ngày 29/6/1984) cho đến 17/05/2001. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này không bao gồm các nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ tại Việt Nam thông qua thoả ước Madrid.
- Tra cứu chính xác thông qua các dịch vụ tra cứu của các công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ
Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt, khách hàng gặp khó khăn và thắc mắc tra cứu trước khi đăng ký thương hiệu như thế nào mới đúng, đó là lúc phải tìm đến tư vấn của chuyên gia. Việc sử dụng dịch vụ cũng góp phần tiết kiệm thời gian đăng ký nhãn hiệu.
Quý khách chỉ cần đăng ký gói dịch vụ tra cứu đăng ký thương hiệu tại Phan Law Vietnam và gửi tên nhãn hiệu cần đăng ký, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện công việc tra cứu với độ chính xác trên 95%. Với phương châm cung cấp dịch vụ chất lượng, phục vụ khách hàng với chi phí hợp lí, chúng tôi tự hào là tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tốt nhất cung cấp dịch vụ đảm bảo khả năng đăng ký thương hiệu thành công. Nếu có vấn đề cần giải đáp đừng ngần ngại liên cho Phan Law Vietnam nhé!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn