Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tranh vẽ cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ, vậy tranh chưa tô màu có được bảo hộ quyền tác giả hay không? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Tranh minh hoạ cho truyện ngắn có được xem là tác phẩm phái sinh?
Tranh vẽ bằng phần mềm có được bảo hộ?
Tranh vẽ chì có được bảo hộ?
Trả lời:
Phan Law cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Chế định quyền tác giả được pháp luật sở hữu trí tuệ quy định cách hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm được nêu ra được hiểu là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì tranh vẽ được xác định là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể, nó được xác định là tác phẩm tạo hình theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật SHTT và khoản 1 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật SHTT thì quyền tác giả đối với tác phẩm là tranh vẽ phát sinh kể từ khi bức tranh được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Nghĩa là, khi bức tranh được bạn vẽ ra trên giấy hoặc trên một phương tiện nào khác mà có thể nhận biết được thì lúc này bức tranh ấy đã được bảo hộ quyền tác giả mà không quan tâm đến việc bạn có tô màu hay chưa.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải lúc nào bức tranh mà bạn vẽ ra (dù chưa được tô màu hay đã tô màu) đều được bảo hộ quyền tác giả tại thời điểm bạn thể hiện nó dưới dạng vật chất nhất định. Mặc dù, quyền tác giả theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ được phát sinh tự động, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mà tác phẩm khi được tạo ra lại không được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, chẳng hạn như:
- Tác phẩm được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền tác giả của một chủ thể quyền khác (sao chép, cắt xén, xuyên tạc,…).
- Tác phẩm được tạo ra có nội dung trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
- Tác phẩm được tạo ra là tác phẩm phái sinh nhưng gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà Phan Law tư vấn cho bạn về vấn đề mà bạn quan tâm. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn. Để liên hệ với chúng tôi, bạn có thể truy cập vào website https://phan.vn hoặc liên hệ theo địa chỉ:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn