Ly hôn đơn phương được quy định như thế nào?
Ly hôn đơn phương là khi một trong hai bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà không cần sự đồng thuận của bên kia. Theo quy định tại Điều 56 ly hôn theo yêu cầu của một bên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ly hôn đơn phương có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ:
- Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình: Nếu vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, người kia có quyền yêu cầu ly hôn.
- Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng: Khi một bên vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.
- Cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng:
- Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;
- Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;
- Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;
- Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Tuy nhiên, có 1 trường hợp chồng không được nộp đơn ly hôn đơn phương đó là khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trình tự giải quyết ly hôn đơn phương
Trình tự thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương được thực hiện theo các bước sau đây:
Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương
- Đơn ly hôn đơn phương (theo quy định);
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản gốc);
- CCCD/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
- Giấy tờ liên quan đến tài sản chung (nếu có);
- Các tài liệu chứng minh lý do ly hôn.
Nộp đơn ly hôn đơn phương
Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (người bị yêu cầu ly hôn) cư trú hoặc làm việc. Theo quy định ở Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Giải quyết vụ án ly hôn đơn phương
Tòa án sẽ xem xét hồ sơ, tiến hành hòa giải và nếu hòa giải không thành, sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Lưu ý:
Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định ở Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Dân sự thì vợ chồng không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn.
Ai phải nộp án phí khi ly hôn
Tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như sau:
Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Như vậy, nguyên đơn (người nộp đơn ly hôn đơn phương) sẽ là người chịu trách nhiệm đóng án phí ly hôn.
Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng; Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp. Cụ thể:
- Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 300.000 đồng.
- Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
- Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
- Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
- Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý Khách hàng. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư