Trong thời gian chung sống với nhau sẽ phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp hoặc một trong hai người không làm tròn nghĩa vụ vợ chồng, từ đó dẫn đến đời sống hôn nhân trần trọng không còn mục đích hôn nhân, nên việc thực hiện thủ tục ly hôn là không tránh khỏi. Vậy trình tự thủ tục ly hôn cần những gì? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu về trình tự, thủ tục ly hôn trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Mẫu đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án TP. Thủ Đức
>> Thủ tục ly hôn đơn phương và quyền nuôi con
>> Đơn phương ly hôn nhanh tại TPHCM được thực hiện như thế nào?
Trình tự thủ tục ly hôn cần những gì?
Quy định về việc ly hôn theo luật
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Có hai phương thức ly hôn là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Cụ thể quy định như sau:
Ly hôn thuận tình là khi vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện và cả hai đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con và Tòa án công nhận thuận tình ly hôn (quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn, mục đích hôn nhân không đạt được (quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
Hồ sơ ly hôn thuận tình
Theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Cho nên, hồ sơ ly hôn thuận tình cần có các loại giấy tờ cần thiết như sau:
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu mất có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin trích lục);
- Bản sao có chứng thực CMND/ CCCD/ Hộ chiếu;
- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung);
- Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;
- Bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung).
Lưu ý: Khi viết đơn xin ly hôn thuận tình thì cả hai vợ chồng đều phải ký vào đơn ly hôn.
Hồ sơ ly hôn đơn phương
Quý khách cần cần chuẩn bị những thành phần giấy tờ như sau để hoàn thiện bộ hồ sơ ly hôn đơn phương, bao gồm:
- Mẫu đơn xin ly hôn đơn;
- Bản gốc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản sao trích lục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu trong trường hợp không tìm thấy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
- Bản sao chứng thực CMND/ CCCD/ hộ chiếu của 2 vợ chồng;
- Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu gia đình hoặc sổ đăng ký tạm trú, trường hợp vợ chồng không ở chung sổ hộ khẩu thì người yêu cầu ly hôn phải cung cấp thông tin cư trú của người còn lại;
- Bản sao chứng thực Giấy khai sinh các con hoặc bản trích lục giấy khai sinh (nếu có con chung);
- Các giấy tờ khác về tài sản và quyền tài sản (nếu có tài sản chung).
Trình tự thủ tục ly hôn.
Trình tự thủ tục ly hôn cần những gì?
Trình tự thủ tục ly hôn được thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ quý khách nộp hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn. Tùy vào ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương mà nộp cho chính xác đớ tốn thời gian.
- Ly hôn thuận tình: Theo điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Do đây là vụ việc dân sự nên hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
- Ly hôn đơn phương: Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án cấp quận/ huyện nơi bị đơn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, do đây là vụ án ly hôn.
Ngoài ra, trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ áp dụng theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn trừ những vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện trừ khi giải quyết giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Bước 2: Thụ lý đơn xin ly hôn
Sau khi nhận hồ sơ ly hôn hợp lệ thì trong thời hạn quy định Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Ly hôn thuận tình:
Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, Tòa án có thẩm quyền mở phiên hòa giải.
Nếu hòa giải không thành thì trong vòng 7 ngày làm việc, nếu các bên không có ý kiến gì, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Ly hôn đơn phương:
Người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và giao biên lai nộp án phí tạm ứng để Tòa án xử lý vụ án.
Tòa án tiến hành lấy ý kiến của bị đơn và tiến hành thủ tục hòa giải và trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải. Nếu trường hợp hòa giải không thành thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành và các bên không thay đổi quyết định về việc ly hôn. Tòa án nhân dân sẽ tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết yêu cầu ly hôn.
Sau khi hòa giải không thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật bảo vệ của hai vợ chồng. Nếu không đồng ý với kết quả của bản án người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn theo Luật định là 4 tháng và có thể kéo dài nếu vụ việc có những tranh chấp phức tạp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư