Luật tố tụng hành chính điều chỉnh các mối quan hệ pháp sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát, các cá nhân, tổ chức trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án hành chính để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan tổ chức này. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Luật tố tụng hành chính là gì?
Tố tụng hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các hành vi tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát, bên khởi kiện, bên bị kiện và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính.
Luật tố tụng hành chính điều chỉnh các mối quan hệ trên bằng phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp hoạt động. Phương pháp quyền uy thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát với các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng. Phương pháp phối hợp hoạt động thể hiện trong mối quan hệ giữa các giữa các chủ thể mang quyền lực nhà nước.
Nội dung cơ bản của Luật tố tụng hành chính
Về cơ bản, Luật tố tụng hành chính bao gồm các nội dung chính như sau:
- Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính;
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
- Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
Thẩm quyền của Tòa án trong Tố tụng hành chính
Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án được xét trên 3 yếu tố sau: Thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thẩm quyền theo vụ việc
Quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện của Tòa án như sau:
“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”
Thẩm quyền theo cấp Tòa án
- Thẩm quyền xét xử theo cấp Tòa án cho chúng ta biết Tòa án nào được quyền tiếp nhận xét xử sơ thẩm khiếu kiện hành chính. Hiện nay, thẩm quyền xét xử sơ thẩm thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện theo như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
- Để biết được cụ thể Tòa án nào được phép xét xử khiếu kiện hành chính chúng ta cần xem xét tới thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ.
Thẩm quyền theo lãnh thổ
Thẩm quyền theo lãnh thổ và theo cấp Tòa án không thể tách rời nhau trong việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính. Theo đó:
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện hành chính được quy định tại Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015;
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện hành chính được quy định tại Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư