Ly hôn là một quá trình phức tạp, và có nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo rằng bạn xử lý tình huống một cách có trách nhiệm và hòa bình. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trước và sau khi ly hôn:
Trước khi ly hôn
Cần phải tìm hiểu cân nhắc thỏa thuận với nhau về các vấn đề như phân chia tài sản chung, quyền nuôi dưỡng con trực tiếp, mức cấp dương cho con đối với người không trực tiếp nuôi và nghĩa vụ trả nợ đối với số nợ hiện tại của gia đình với người thứ ba trong trường hợp thuận tình ly hôn. Còn nếu đơn phương ly hôn cần phải tìm hiểu rõ về quy định của pháp luật về những vấn đề trên. Tuy nhiên để nhanh gọn và không mất thời gian công sức và bảo vệ tối ưu quyền lợi của mình, bạn nên liên hệ để được nhận tư vấn và hỗ trợ từ văn phòng luật sư uy tín.
Phân chia tài sản chung
Tài sản chung là tài sản mà vợ chồng tạo ra, mua được, được tặng cho, thừa kế hoặc được chia cho trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp pháp luật quy định khách. Do đó, khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết; nếu không có thỏa thuận hoặc yêu cầu của vợ chồng thì Tòa án sẽ chia tài sản chung theo tỷ lệ đóng góp của mỗi người vào việc tạo ra và bảo quản tài sản chung.
Về Nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
(Tham khảo Điều 59 Luật Ly hôn và Gia đình 2014).
Quyền trực tiếp nuôi con
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Quyền trực tiếp nuôi con được thực hiện theo các nguyên tắc (Điều 81 Luật Ly hôn và Gia đình 2014) sau:
- Vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn.
- Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để xác định người được quyền nuôi con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi và chăm sóc con.
- Con từ 7 tuổi trở lên được giao trực tiếp cho người mẹ hoặc người cha theo thỏa thuận của hai bên hoặc quyết định của Tòa án, nhưng phải hỏi qua nguyện vọng của con
Nghĩa vụ trả nợ chung
Nợ chung của vợ chồng quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ta có thể hiểu như sau:
– Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
– Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
– Nghĩa vụ khác.
Như vậy, còn tùy mục đích vay nợ trong thời kỳ hôn nhân mà xác định đó có phải nợ chung hay không. Nếu là nợ riêng thì sau khi ly hôn, nợ của người nào thì người đó có trách nhiệm phải trả. Còn về khoản nợ chung, theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Do đó, sau khi ly hôn vợ chồng vẫn có nghĩa vụ phải cùng nhau trả nợ chung, trừ các trường hợp sau đây:
- Do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận với người thứ ba;
- Do Tòa án quyết định nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau. Lúc này, trong đơn xin ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình), một trong hai người có thể yêu cầu Tòa án phân chia cụ thể trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Sau khi ly hôn
Đây không chỉ là một bước quyết liệt về pháp lý mà còn là một quá trình điều chỉnh và xây dựng lại cuộc sống. Vậy sau khi ly hôn, chúng ta nên thực hiện những gì để bước vào một chương mới?
Khi đã nhận được phần tài sản được chia khi ly hôn thì bạn cần đối mặt với thực tế của cuộc sống mới, như sắp xếp lại tài sản và kế hoạch tài chính cho tương lai là bước quan trọng. Cân nhắc kỹ lưỡng về nghĩa vụ tài chính mới và xem xét lại chiến lược đầu tư và tiết kiệm có thể giúp bạn duy trì một cuộc sống ổn định và tự chủ.
Xem xét lại mục tiêu và kế hoạch là một phần quan trọng để bạn có thể tập trung vào tương lai. Mặc dù quá khứ có thể đã mang lại những thất bại, nhưng nó cũng là nguồn học quý báu. Đặt ra những mục tiêu mới, tìm kiếm những cơ hội mới, và xây dựng một cuộc sống mới với những trải nghiệm học hỏi lành mạnh.
Cấp dưỡng mỗi tháng cho con và thảo luận lịch trình thăm nom con cái nếu là người không được trực tiếp nuôi con.
Cuối cùng, giữ tinh thần lạc quan là chìa khóa cho việc vượt qua khó khăn. Nhìn về phía trước và nhìn nhận những cơ hội mới thay vì những khó khăn của quá khứ. Thế giới đang mở cửa đón chào bạn với nhiều điều mới mẻ và có thể làm thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn.
Sau khi ly hôn, đó không chỉ là sự kết thúc mà còn là sự bắt đầu của một chương mới. Hãy sử dụng những cơ hội này để đầu tư vào bản thân và xây dựng lại một cuộc sống mà bạn hạnh phúc và tự do.
Xem thêm: Dịch vụ ly hôn nhanh tại Phan Law Vietnam
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư