Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, có trường hợp nào mà tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là một không? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình?
Thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc là bao lâu?
Thời hạn bảo hộ tác phẩm tạo hình là bao lâu?
Trả lời:
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP). Theo đó, tác giả chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức, bởi chỉ có cá nhân mới có thể trực tiếp sáng tạo ra. Là người dùng chất xám, trí tưởng tượng và đầu tư thời gian để sáng tạo ra tác phẩm. Còn chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân dùng tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để giúp tác giả sáng tạo ra tác phẩm (Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ). Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tổ chức hay cá nhân.
Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả khi tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm (Điều 37, 38 Luật sở hữu trí tuệ), tức là vừa sử dụng thời gian, chất xám để sáng tạo ra tác phẩm và đầu tư tiền của để góp phần hỗ trợ tạo ra tác phẩm. Khi đó, tác giả vừa có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Cụ thể:
Quyền nhân thân gồm: Quyền đặt tên, đứng tên, được nêu tên, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm.
Quyền tài sản gồm: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn