Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, trên 90% lượng hàng nông sản xuất ra thị trường thế giới phải thông qua trung gian bằng các nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài. Bởi vậy người tiêu dùng trên thế giới chưa có khái niệm và ấn tượng về hàng nông sản Việt Nam. Đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản chính là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này!
Đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản
Trước hết bạn cần xác định chính xác nông sản của mình thuộc nhóm hàng hóa nào theo bảng phân loại NICE 11. Thường các sản phẩm thuộc về nông sản, liên quan đến nông sản sẽ thuộc các nhóm sản phẩm, dịch vụ sau:
- Nhóm 1: Phân bón, phân ủ
- Nhóm 29. Thịt, cá, gia cầm và thú săn. Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.
- Nhóm 30: Nhóm này chủ yếu gồm các loại thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm: Cà phê, chè, ca cao, cà phê nhân tạo; Gạo; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và kẹo; Đá nước; Đường, mật ong, mật đường; Men, bột nở; Muối; Tương hạt cải; Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem…
- Nhóm 31: Nhóm này chủ yếu gồm các thổ sản và thủy sản chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, động vật và thực vật sống cũng như thức ăn cho động vật: Các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, làm vườn và lâm nghiệp thô hoặc chưa xử lý ;Các loại ngũ cốc và hạt chưa chế biến; Rau và quả tươi, thảo dược tươi; Cây và hoa tự nhiên; Củ, cây con và hạt giống để trồng; Động vật sống; Thức ăn và đồ uống cho động vật; Mạch nha…
- Nhóm 40. Xử lý vật liệu: Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ không được phân vào các nhóm khác, được thực hiện bằng việc xử lý, biến đổi hoặc sản xuất về cơ học hoặc hoá học các chất vô cơ hay hữu cơ hoặc các vật thể, bao gồm các dịch vụ sản xuất tùy chỉnh.
- Nhóm 44: Dịch vụ liên quan đến nông sản
- Sau khi đã xác định chính xác các nhóm sản phẩm dịch vụ nông sản của mình, bạn bắt đầu tiến hành kiểm tra xem nhãn hiệu của mình có đủ điều kiện để được bảo hộ hay không. Bạn chỉ cần kiểm tra trong nhóm sản phẩm dịch vụ sản phẩm nông sản của mình thôi nhé.
Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản
Để đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản, bạn cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng ( kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản được nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc hai văn phòng đại diện của Cục), và sẽ trải qua các quá trình sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thẩm định nội dung: 09 tháng -12 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Trên đây chính là một số thông tin cần thiết để bắt đâu đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản của bạn. Nếu có bất cứ khó khăn nào trong quá trình thực hiện, bạn có thể liên hệ ngay với tổng đài tư vấn miễn phí 1900.599.995 của Phan Law! Chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ và giúp đỡ bạn bảo vệ thương hiệu của riêng mình!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn