Khi muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì các tổ chức, cá nhân thường lựa chọn phương án thành lập công ty để bắt đầu cho việc kinh doanh. Từ giai đoạn hình thành một công ty, đến quá trình hoạt động và cuối cùng là giải thể đều chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp do Nhà nước ban hành. Hãy để Phan Law tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí cho bạn thông qua nội dung bài viết sau nhé!
Quy định về thành lập công ty
Luật Doanh nghiệp hay thường gọi là luật kinh doanh, là văn bản pháp luật điều chỉnh về các chủ thể có quyền quản lý, thành lập công ty, các loại hình doanh nghiệp, các hoạt động trong doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của thành viên, chủ sở hữu, đại diện pháp luật trong công ty. Nội dung đầu tiên mà chúng tôi muốn tư vấn luật kinh doanh miễn phí đó chính là các quy định về thành lập công ty.
Theo quy định của luật kinh doanh thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý công ty tại Việt Nam trừ trường hợp nằm trong trường hợp pháp luật cấm hoặc hạn chế không cho phép thành lập và quản lý công ty. Về loại hình doanh nghiệp thì luật kinh doanh cho phép được thành lập 5 loại hình sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Ngoài ra còn có hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác,…
Mỗi loại hình có cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý riêng. Đồng thời luật kinh doanh sẽ quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty. Ngoài ra, còn có các quy định liên quan đến việc đặt tên công ty, nội dung điều lệ, địa chỉ công ty và quy định trình tự.
Quy định về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nội dung tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí tiếp theo chúng tôi muốn đề cập đến là quy định về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và một số văn bản hướng dẫn dưới luật, để mở công ty thì bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục gồm 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty, đại diện pháp luật, người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có);
– Điều lệ công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân không cần điều lệ công ty);
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Bạn nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty du lịch đặt trụ sở chính. Hồ sơ được xem là hợp lệ nếu đầy đủ các loại giấy tờ và thông tin kê khai chính xác.
Sau đó Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời gian làm việc từ 1-3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để đi vào hoạt động chính thức thì công ty cần kê khai và nộp thuế với cơ quan thuế (trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Đồng thời là khắc con dấu và thông báo mẫu dấu tới Phòng đăng ký kinh doanh.
Trên đây là một số nội dung bài viết tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí mà chúng tôi muốn chia sẻ với Quý bạn đọc. Nếu có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ pháp lý liên quan đến luật kinh doanh, hãy liên hệ với Phan Law để chúng tôi có cơ hội hỗ trợ và đồng hành cùng bạn qua thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn