Có vô vàn lý do khác nhau để một quyết định là sẽ thành lập một loại hình doanh nghiệp như thế nào. Từ nguồn vốn hiện có, cách thức kinh doanh, số lượng nhà đầu tư cho đến địa điểm kinh doanh,…. sẽ tác động trực tiếp đế loại hình công ty sau đó. Bên cạnh đó việc lựa chọn này còn phải phụ thuộc vào các loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định bao gồm: công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và công ty TNHH. Bên cạnh những chủ thể phân vân trong lựa chọn giữa tất cả các loại hình trên thì có những chủ thể chỉ phân vân là nên thành lập công ty TNHH hay cổ phần? Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Quy định về công ty TNHH
Để quyết định nên thành lập công ty TNHH hay cổ phần thì trước hết chủ doanh nghiệp tương lai cần hiểu rõ các quy định của pháp luật về hai loại hình này. Trước tiên đối với công ty TNHH, loại hình này sẽ bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trong đó:
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Điều 73 Luật doanh nghiệp định nghĩa về loại hình này với các đặc điểm sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Mặc dù cùng là loại hình công ty TNHH nhưng công ty TNHH hai thành viên trở lên sở hữu những đặc điểm tương đối khác biệt được cụ thể tại Điều 47 Luật này. Trong đó đây là doanh nghiệp:
– Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
– Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này
– Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Quy định về công ty cổ phần
Riêng với công ty cổ phần, đây được xem loại hình doanh nghiệp linh động nhất ttrong số những loại hình hiện có. Theo điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 thì đây là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Việc quyết định nên thành lập công ty TNHH hay cổ phần sẽ phụ thuộc vào những điều kiện hiện có của nhà kinh doanh. Nhưng nhìn chung nếu quy mô lớn và cần cách thức hoạt động nhạy bén thì lời khuyên là công ty cổ phần sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn