Hiện nay với xu hướng khởi nghiệp thì hầu hết nhà đầu tư lựa chọn tự mình thành lập một công ty thực thụ. Tuy nhiên có một thực trạng là nhiều doanh nhân đã có ý tưởng thành lập công ty, có vốn và những tiền đề khác nhưng lại băn khoăn không biết nên lựa chọn loại hình công ty nào. Bởi hiện nay có khá nhiều loại hình doanh nghiệp mà một chủ thể kinh doanh có thể tự do chọn lựa. Qua nhiều cân nhắc thì thắc mắc không biết nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH trở thành vấn đề nan giải nhất.
Đặc trưng của công ty cổ phần
Trên cơ sở chung là điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 và các quy định hướng dẫn thì có thể thấy rõ công ty cổ phần sở hữu những đặc điểm sau:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa
– Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số cổ phần đã mua và đã đăng ký mua
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng.
– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề
– Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn – Đây là ưu điểm nổi trội nhất để có thể nhận diện công ty cổ phần mà không bất cứ loại hình doanh nghiệp nào có được.
Đặc trưng công ty TNHH
Xét về công ty TNHH cần xác định rõ bao gồm cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Nhưng nhìn chung loại hình này có những đặc điểm sau:
– Khác với công ty cổ phần, vốn điều lệ trong công ty TNHH được chia theo tỷ lệ phần trăm vốn góp của thành viên.
– Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 1 đến không vượt quá 50 thành viên.
– Chỉ được chuyển nhượng vốn cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết.
– Không có được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn
– Tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
– Có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu
Có thể thấy việc nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH sẽ không thể dựa trên những cảm quan cá nhân. Bởi mỗi loại hình sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau nhằm phù hợp nhất với định hướng phát triển và điều kiện hiện có của nhà đầu tư.
Để chắc chắn hơn về nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH, bạn có thể liên hệ về Phan Law Vietnam để được tư vấn và hướng dẫn lựa chọn phù hợp với mình.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn