Vấn đề về hôn nhân và gia đình đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Các vấn đề pháp lý phát sinh thường là liên quan đến kết hôn (điều kiện kết hôn, quy trình đăng ký kết hôn,…); ly hôn; vấn đề nuôi con và cấp dưỡng nuôi con; phân chia tài sản trong và sau ly hôn;…. Khi đến văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình, các chuyên viên sẽ tư vấn và hướng giải quyết từng vấn đề trên.
>> Tham khảo thêm bài viết về: Văn phòng luật sư uy tín, hiệu quả
Văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình nói gì về cấp dưỡng?
Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà người đó là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu và giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng phải có một trong ba mối quan hệ thiếu (tham khảo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):
- Hôn nhân;
- Huyết thống;
- Nuôi dưỡng.
Lưu ý: Một người có thể cấp dưỡng cho nhiều người. Nhiều người có thể cấp dưỡng cho một người hoặc nhiều người.
Văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình nói gì về nghĩa vụ cấp dưỡng?
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sẽ không thể được thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho bất kỳ người khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa (tham khảo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014):
Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Khi cha mẹ không sống chung với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con
Thứ hai, nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Khi cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình và người con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với cha, mẹ
Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Khi không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động, không có tài sản để cấp dưỡng cho con và người em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không sống chung với anh, chị thì anh, chị đã thành niên phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với người em.
Và ngược lại, khi không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động, không có tài sản để cấp dưỡng cho con và anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không sống chung với người em thì người em phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với người em
Thứ tư, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
Nếu cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu.
Và ngược lại, khi ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng thì cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại
Thứ năm, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Nếu cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng thì cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu.
Và ngược lại, cô, dì, chú, cậu, bác ruột không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng thì cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn