Viên chức là công dân nước Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, sẽ thực hiện công việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc và hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn về vấn đề viên chức có được mở công ty hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này.
Viên chức có những đặc điểm gì hiện nay?
Theo quy định của pháp luật thì viên chức có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam.
Thứ hai, về chế độ tuyển dụng
Viên chức phải là người thực hiện công việc theo vị trí việc làm. Vị trí việc làm được hiểu là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lí tương ứng. Vị trí việc làm có thể có một hoặc nhiều công việc, có tính thường xuyên, liên tục. Để được tuyển dụng vào vị trí việc làm thì phải thông qua một trong hai phương thức tuyển dụng viên chức: thi tuyển hoặc xét tuyển
Thứ ba, làm việc tại Đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ tư, về thời gian làm việc
Thời gian làm việc được tính kể từ khi được nhận vào làm cho đến khi chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc đủ tuổi nghỉ hưu.
Thứ năm, về chế độ lao động
Làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Viên chức có những quyền gì trong hoạt động nghề nghiệp?
Theo quy định của pháp luật thì trong hoạt động nghề nghiệp, viên chức có những quyền sau:
- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái pháp luật.
- Được hưởng các quyền khác
Viên chức có được mở công ty không?
Theo điểm b Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014, điểm b Khoản 1 Điều 35 Luật chống tham nhũng 2005 thì viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp, nhưng có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đối với CTCP: được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.
- Đối với CTHD: chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách góp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
Lưu ý: Đối với công ty TNHH không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý công ty.
Trên đây là các nội dung tư vấn viên chức có được mở công ty không. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn