Kết hôn luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống nhằm tạo nên những mối quan hệ bền vững và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng tuân thủ theo quy định của pháp luật khi bước chân vào hành trình hôn nhân. Việc kết hôn trái pháp luật diễn ra rất nhiều. Vậy kết hôn trái luật là gì? Xử lý việc kết hôn trái luật thì bị phạt như thế nào?
Kết hôn trái luật là gì?
Trong khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định hành vi kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
…
Như vậy chúng ta có thể hiểu, việc kết hôn trái pháp luật có thể do nhiều nguyên nhân và tình huống khác nhau. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà một số người có thể chọn kết hôn trái pháp luật:
- Một số người có thể yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng do chưa đủ độ tuổi hợp pháp để kết hôn theo quy định pháp luật, họ quyết định sống chung như vợ chồng mà không đăng ký hôn nhân.
- Trong một số tình huống khẩn cấp như: sức khỏe yếu đuối, muốn có quốc tịch nước ngoài, hay các tình huống khác khiến hai người muốn có quyền lợi hôn nhân nhanh chóng, họ có thể chọn kết hôn giả.
- Khi đã kết hôn rồi nhưng một trong hai bên vợ hoặc chồng lại ngoại tình với người khách.
- Kết hôn giữa những người có cùng huyết thống trực hệ trong phạm vi 3 đời.
Dù cho lý do nào, việc kết hôn trái pháp luật có thể mang đến nhiều rủi ro pháp lý và ảnh hưởng đến xã hội, gây khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên và con cái trong gia đình.
Xử lý việc kết hôn trái luật thì bị phạt như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì thực hiện như sau:
– Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
– Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trong các trường hợp trên thì Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.
Ngoài ra, nếu cả hai bên kết hôn đã có đủ điều kiện kết hôn tại thời điểm Tòa án giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Tòa án xử lý như sau:
– Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.
– Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
– Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này:
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn;
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Việc kết hôn trái pháp luật là một hành động mạo hiểm và gây ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên trong mối quan hệ này. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc và văn hóa, việc tuân thủ pháp luật hôn nhân và gia đình là cần thiết. Chỉ khi tôn trọng và tuân thủ quy định pháp luật, chúng ta có thể tạo nên những hạnh phúc viên mãn và gia đình vững mạnh.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư