Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Hiện tại tôi là giảng viên và khá tâm đắc với một số bài giảng của mình. Tôi muốn đăng ký bảo hộ cho bài giảng để tránh trường hợp bị ăn cắp chất xám. Vậy bài giảng của tôi có thể được bảo hộ quyền tác giả hay không? Xin nhờ Phan Law giải đáp.
Xin chân thành cảm ơn!
Trích dẫn tác phẩm để đưa tin thời sự có phải trả nhuận bút?
Vũ công được hưởng nhóm quyền tác giả, quyền liên quan nào?
Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về Phan Law Vietnam. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), bài giảng là một trong những loại hình tác phẩm được pháp luật đồng ý công nhận và bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, để được bảo hộ tất nhiên tác phẩm cần phải đạt đủ các điều kiện. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được pháp luật hướng dẫn cụ thể về điều kiện được bảo hộ tại Điều 8 Nghị định 22/2018/NĐ-CP như sau:
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
- Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật SHTT.
Như vậy, để được pháp luật bảo hộ, ngoài những điều kiện sáng tạo cơ bản, bài giảng của bạn phải được định hình dưới dạng vật chất nhất định như: bản ghi âm, ghi hình….
Trên đây là các thông tin pháp lý về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm bài giảng theo pháp luật hiện hành. Để được hỗ trợ cụ thể và chính xác nhất bạn có thể dành chút thời gian liên hệ trực tiếp với Phan Law Vietnam theo các phương thức sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn