Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Theo Luật sở hữu trí tuệ, vũ công được hưởng nhóm quyền tác giả, quyền liên quan nào? Rất mong Quý công ty sớm trả lời thắc mắc của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Trích dẫn tác phẩm để đưa tin thời sự có phải trả nhuận bút?
Truyện ngắn được bảo hộ vĩnh viễn hay không?
Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ như thế nào?
Trả lời:
Vũ công là người sử dụng vũ điệu để thể hiện những ý tưởng và câu chuyện của mình dưới ánh đèn sân khấu. Có nhiều loại vũ điệu như ballet, tango, nhảy hiện đại, …Nghề vũ công hiện nay đang ngày càng phát triển tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới bởi hình ảnh những vũ công thướt tha uyển chuyển di chuyển nhẹ nhàng trên màn ảnh sân khấu luôn mang lại cho người xem cảm giác thích thú, hứng khởi. Vậy những người này có là chủ thể của quyền tác giả, quyền liên quan hay không?
Theo Khoản 1 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ quy định về tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan thì vũ công là người biểu diễn và là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền liên quan. Quyền này được bảo hộ kể từ khi tác phẩm văn học nghệ thuật được thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà họ thể hiện (Khoản 2 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ).
Theo Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền của người biểu diễn thì quyền của vũ công được chia thành 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Vũ công đồng thời là chủ đầu tư – chủ thể sử dụng tiền, cơ sở vật chất để thực hiện cuộc biểu diễn thì sẽ đồng thời quyền nhân thân và quyền tài sản. Cụ thể là:
Thứ nhất: quyền nhân thân
- Được giới thiệu tên khi biểu diễn.
- Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn.
Thứ hai: quyền tài sản
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình
- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.
- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Trường hợp 2: Khi vũ công không đồng thời là chủ đầu tư thì chỉ có quyền nhân thân, còn quyền tài sản thuộc về chủ đầu tư.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về nội dung Vũ công được hưởng nhóm quyền tác giả, quyền liên quan nào? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn