Bản án, quyết định công nhận việc ly hôn
Trong trường hợp một bên vợ chồng có mong muốn ly hôn đơn phương, họ có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết ly hôn.
Sau khi thụ lý đơn khởi kiện về việc ly hôn đơn phương, thẩm phán sẽ cân nhắc xem liệu mục đích hôn nhân giữa vợ, chồng còn có thể đạt được hay không nếu hôn nhân tiếp tục duy trì. Thẩm phán cũng sẽ tạo cơ hội để đôi bên hòa giải. Trong quá trình này, thẩm phán lấy ý kiến các bên, thu thập tài liệu, hồ sơ chứng cứ để chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử.
Kể từ khi Tòa tuyên án, trong vòng 15 ngày, vợ hoặc chồng có quyền kháng cáo và viện kiểm sát có quyền kháng nghị, hiểu đơn giản tức là có lý do chính đáng để phản đối bản án đã được tuyên. Nếu hết thời hạn trên mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị, bản án sẽ có hiệu lực.
Trong trường hợp vợ chồng ly hôn thuận tình, không có tranh chấp con cái hay tài sản, vợ chồng sẽ làm đơn ly hôn thuận tình. Đơn ly hôn thuận tình thực chất chính là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).
Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình là 02 – 03 tháng kể từ lúc tòa án nhận đơn hợp lệ. Trong Trong quá trình đó, thẩm phán vẫn phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ.
Trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán mới ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn, đảm bảo các bên tự nguyện ly hôn và đã thống nhất các vấn đề về tài sản, con cái, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhau. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực kể từ ngày được ban hành. Theo đó, quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt.
Chia tài sản chung khi ly hôn như thế nào?
Trong trường hợp ly hôn mà chưa có thỏa thuận chia tài sản chung, Tòa án sẽ giải quyết chia tài sản theo thủ tục ly hôn đơn phương. Theo đó, việc chia tài sản chung vợ chồng sẽ được căn cứ dựa trên các yếu tố như sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào?
Thông thường, khi phát hiện chồng ngoại tình, nhiều người vợ đã ngay lập tức nộp đơn xin ly hôn đơn phương. Sau khi thụ lý đơn ly hôn đơn phương, thẩm phán sẽ cân nhắc xem liệu mục đích hôn nhân giữa vợ, chồng còn có thể đạt được hay không nếu hôn nhân tiếp tục duy trì.
Nếu có cơ sở cho thấy trong trường hợp người chồng ngoại tình, người vợ không thể tha thứ hoặc người chồng không thể tiếp tục bổn phận của mình, dẫn đến mục đích hôn nhân không còn đạt được, thì thẩm phán sẽ cho hai bên ly hôn.
Vì vậy, người vợ khi làm đơn ly hôn, sẽ cần nêu rõ những căn cứ này để thẩm phán xem xét.
Ngoài ra, thường khi chồng ngoại tình, người vợ đều muốn giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, việc quyết định ai trực tiếp nuôi con sẽ được dựa nhiều điều kiện vật chất lẫn tinh thần, do đó, không phải lúc nào những người vợ cũng có lợi thế hơn người chồng. Quá trình ly hôn vì vậy cũng phức tạp hơn rất nhiều.
Lúc này, người vợ cần phải được chia sẻ, tư vấn bởi luật sư có kinh nghiệm không chỉ về mặt pháp lý, mà còn về thực tiễn đời sống, để chia sẻ và định hướng hành động, nhằm giúp bản thân đạt được những mong muốn khi ly hôn, đồng thời, hạn chế được những va chạm, tổn thương không đáng có cho các bên trong quá trình tố tụng.
Tư vấn ly hôn tại Phan Law Vietnam
Thấu hiểu những khó khăn của Quý Khách hàng khi đối mặt với tranh chấp ly hôn, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam sẵn sàng giải đáp các vướng mắc và tư vấn phương án hiệu quả, kịp thời, giúp Quý Khách hàng bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình, giảm bớt căng thẳng, áp lực trong quá trình giải quyết ly hôn.
Nếu có nhu cầu, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư