Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền liên quan bảo hộ cho loại hình bản ghi âm, ghi hình như thế nào? Xin nhờ Phan Law giải đáp.
Xin chân thành cảm ơn!
Bài giảng chỉ được bảo hộ khi được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định?
Bạn có biết những đặc điểm của quyền liên quan đến quyền tác giả?
Bạn có biết những đối tượng không được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả?
Trả lời:
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định bản ghi âm, ghi hình là một trong những đối tượng được bảo hộ bởi quyền liên quan. Tuy nhiên không phải bất cứ bản ghi âm, ghi hình nào cũng có thể được bảo hộ theo cơ chế này. Vì chỉ có những đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ thì mới được quyền liên quan bảo hộ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì các bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ trong các trường hợp sau:
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ vào cơ sở trên thì những bản ghi âm, ghi hình được xác định của những chủ thể là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sẽ được bảo hộ khi chủ thể đó có quốc tịch Việt Nam. Còn đối với trường hợp mà bản ghi âm, ghi hình đó của chủ sở hữu đã được bảo hộ quyền liên quan theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì bản ghi âm, ghi hình đó sẽ được bảo hộ theo cơ chế quyền liên quan của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Dựa theo nguyên tắc trên thì không phải bất kỳ bản ghi âm, ghi hình nào cũng được bảo hộ, chỉ có những đối tượng đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được đảm bảo cơ chế này.
Để hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới đây để được Phan Law Vietnam tư vấn nhiều hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn