Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Có phải tác phẩm đã được bảo hộ ở một quốc gia là thành viên công ước Berne thì đương nhiên được bảo hộ ở tất cả các quốc gia là thành viên công ước Berne hay không? Mong Phan Law giải đáp giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn.
Điều kiện bảo hộ cuộc biểu diễn thực hiện tại nước ngoài?
Có được góp vốn bằng quyền tác giả hay không?
Dùng tranh vẽ của người khác để in trên nội thất có vi phạm hay không?
Trả lời:
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne, được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Berne, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.
Hiện tại, Công ước Berne đã có hơn 170 quốc gia trên thế giới tham gia. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33 của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
Nguyên tắc về đối xử giữa các quốc gia, Điều 5 công ước Berne có quy định rõ:
– Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là Quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định.
– Việc hưởng và thực hiện các quyền này không lệ thuộc vào một thể thức, thủ tục nào; việc hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không tùy thuộc vào việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở Quốc gia gốc của tác phẩm. Do đó, ngoài những quy định của Công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện pháp khiếu nại dành cho tác giả trong việc bảo hộ quyền của mình sẽ hoàn toàn do quy định của Luật pháp của nước công bố bảo hộ tác phẩm đó.
Tại Việt Nam, Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Như vậy, tác phẩm được bảo hộ ở quốc gia là thành viên công ước Berne thì sẽ được bảo hộ ở các quốc gia là thành viên công ước Berne khác. Đương nhiên việc bảo hộ này còn phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn