Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi là tác giả của một số truyện ngắn. Tôi và bạn mình muốn thành lập một công ty xuất bản sách. Tôi muốn nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi là có được góp vốn bằng quyền tác giả hay không?
Xin chân thành cảm ơn.
Khi nào việc sử dụng tác phẩm âm nhạc phải quan tâm đến bản quyền âm nhạc và phải trả phí sử dụng cho tác giả?
Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ hay không?
Loại hình tác phẩm chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu là gì?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Quyền Sở hữu tri tuệ cũng là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Luật Doanh nghiệp như sau:
- Quyền SHTT được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn (Điều 35);
- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục, chuyển quyền sở hữu tài sản đấy hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 36)
- Đối với tài sản không được đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản với đầy đủ nội dung và chữ ký của người góp vốn và đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định của pháp luật (Điều 36)
Theo đó, tài sản là quyền SHTT chỉ được dùng để góp vốn khi đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã được cấp văn bằng bảo hộ, chỉ chủ sở hữu (người đứng tên chủ sở hữu trên văn bằng bảo hộ) tài sản SHTT đó mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn vào doanh nghiệp.
Như vậy, tổ chức cá nhân có thể được góp vốn bằng quyền tác giả. Để được góp vốn bằng quyền tác giả thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải đi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Điều này để chứng minh chủ sở hữu của tác phẩm là ai, khi tiến hành góp vốn cần phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người khác. Tài sản là quyền SHTT dùng để góp vốn phải được các thành viên, các cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam trước khi tiến hành góp vốn.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ tư vấn về quyền tác giả, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn