Lịch sử bao lì xì
Ở Trung Quốc, theo một số tài liệu ghi chép, bao lì xì đỏ đã xuất hiện từ thời nhà Đường. Vào thời điểm đó, quan lại và cung nhân triều đình sử dụng túi vải dệt đỏ đựng tiền. Còn trong dân gian, người dân dùng giấy màu đỏ tươi với ý nghĩa tốt lành, may mắn để gói một tờ giấy bạc, kèm theo những lời chúc phúc rồi gửi tặng người khác. Đây đều được xem là những hình thức sơ khai của bao lì xì tết.
Đến thời Minh – Thanh, người dân chuyển sang sử dụng một mảnh giấy đỏ hình vuông thô để bọc những đồng xu bằng đồng hoặc bạc, niêm phong lại và gửi tặng cho trẻ con vào dịp Tết, có khi còn tặng chung với mấy mấy quả cam với ngụ ý may mắn, tránh những điều xui xẻo xảy đến trong năm mới.
Thế hệ bao lì xì tết bằng giấy in đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1900, khi việc in ấn bắt đầu được phổ biến. Bao lì xì thời đó làm rất đơn giản, họ sử dụng giấy đỏ, rắc bột vàng và ghi lên những lời chúc tốt lành.
Hiện nay, bao lì xì tết đã phổ biến tại Việt Nam, cũng như các nước Á Đông, bởi những ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của nó. Ngoài màu đỏ truyền thống, bao lì xì còn có những màu sắc khác, với hoa văn rất đa dạng, ngoài hoa văn cát tường, cung hoàng đạo, còn có các mẫu nhân vật hoạt hình,…
Bao lì xì tết ở các quốc gia có gì khác?
Về cơ bản, phong tục dùng bao lì xì tết ở các nước Á Đông khá giống Trung Quốc, đều sử dụng phong bao màu đỏ, với số tiền không được lẻ. Tuy nhiên, do đặc thù tín ngưỡng khác nhau, ở một số nước, bao lì xì có những điểm độc đáo riêng.
Như Triều Tiên, Nhật Bản, hai nước này thường sử dụng phong bao màu trắng để đựng tiền năm mới vì họ xem màu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết. Họ cũng ghi sẵn tên của người nhận lên bao xem như một sự trân trọng.
Ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore, những người dân theo đạo Hồi cũng có tục lì xì mừng tuổi cho người già và trẻ em trong ngày lễ tết Eid al – Fitr (Tết Hiến sinh của người đạo hồi thường diễn ra vào ngày 11/8 hàng năm).
Vào dịp này, họ sẽ chuẩn bị các phong bao màu xanh lá cây – màu truyền thống gắn liền với tín ngưỡng của các nước Hồi giáo để tặng cho bất kỳ người khách nào đến chúc mừng.
Có nên bỏ bao lì xì tết không?
Nhiều người đề xuất nên bỏ phát bao lì xì vào dịp Tết Nguyên Đán do phong tục này không còn giữ được ý nghĩa như ngày xưa. Nhiều người ái ngại việc lì xì ít tiền sẽ khiến người nhận, đặc biệt là trẻ con, thường so bì, mất vui nên mỗi khi phải chuẩn bị bao lì xì đều khá áp lực.
Mặt khác, những người nhận được bao lì xì thường vứt chúng đi sau khi mở ra, nên nhiều người cho rằng việc sử dụng bao lì xì rất lãng phí giấy.
Tuy nhiên, bao lì xì đã xuất hiện và tồn tại với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Nếu được nhìn nhận đây là một niềm vui nhỏ, một sự cầu chúc, thì phong tục tặng bao lì xì vẫn giữ được những giá trị của nó đối với đời sống tinh thần người Việt.
Hơn nữa, về sự lo ngại ô nhiễm môi trường, một số chuyên gia cũng đã đề xuất tái chế bao lì xì, ngoài việc để dành cho dịp Tết năm sau thì khi cần, chúng ta cũng có thể làm một số đồ trang trí từ bao lì xì cũ.
Vì vậy, phong tục tặng bao lì xì ngày Tết vẫn vẫn có thể tiếp tục được gìn giữ như một tập quán, một nét đẹp cổ truyền.
Trên đây là bài viết của Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam chia sẻ về phong tục tặng bao lì xì dịp Tết Nguyên Đán. Năm hết Tết đến, Quý Khách hàng có bất kỳ vướng mắc, khó khăn cần được hỗ trợ, hãy liên hệ Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để được tư vấn, giúp đỡ kịp thời. Chúng tôi đảm bảo mang đến cho Quý Khách hàng trải nghiệm dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và tận tâm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư