Đăng ký nhãn hiệu trở thành một thủ tục không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được ví như đăng ký khai sinh cho thương hiệu của mình! Vậy bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần có những giấy tờ và yêu cầu như thế nào, hãy cùng Phan Law tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đúng chuẩn
Một bộ hồ sơ đầy đủ cho thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền yêu cầu những giấy tờ không thể thiếu sau:
- Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền (theo mẫu quy định bắt buộc của Cục Sở hữu trí tuệ). Phan Law đã cung cấp một số bài viết hướng dẫn cụ thể và chi tiết về cách điền đơn đăng ký này, bạn hãy tham khảo thêm để tránh mắc phải những sai sót không đáng có bạn nhé.
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký. Mẫu nhãn hiệu này cần đáp ứng đủ điều kiện cơ bản để được bảo hộ theo pháp luật; ngoài ra kích thước và chất liệu trình bày cần rõ ràng và chính xác bạn nhé.
- Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của chủ đơn/ chủ sở hữu: các giấy tờ như giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng minh thư, hộ chiếu…
- Các giấy tờ chứng mình quá trình sử dụng nhãn hiệu (nếu có).
- Hóa đơn phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đầy đủ sẽ là cách giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức bỏ ra khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đây cũng là một bí quyết giúp nhãn hiệu của bạn tăng khả năng bảo hộ độc quyền thành công.
Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền không chỉ yêu cầu bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, mà còn bắt buộc chuẩn bị chính xác bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ. Dựa vào những kinh nghiệm mà Phan Law đã rút ra được qua quá trình hỗ trợ cho hàng nghìn khách hàng trong 10 năm qua, chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn các “Tips” sau:
- Kiểm tra thật kỹ nhãn hiệu của bạn trước khi làm hồ sơ.
Việc kiểm tra này chính là yếu tố quyết định tất cả sự thành công của bộ hồ sơ mà bạn sẽ nộp. Bạn cần kiểm tra thật kỹ khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mình theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, tiến hành tra cứu thẩm định để chắc chắn nhãn hiệu của mình không bị trùng hay tương tự với bất cứ nhãn hiệu nào khác đã được đăng ký bảo hộ độc quyền. Từ đó, đưa ra hướng sửa đổi nhãn hiệu hoặc các bước đi phù hợp nhất.
- Xác định chính xác nhóm hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu theo bảng NICE 11
- Địa chỉ khai báo trong đơn phải cố định và phù hợp với giấy phép kinh doanh (đối với doanh nghiệp) để tránh trường hợp thất lạc công văn yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Cuối cùng, hãy theo dõi thật sát tiến trình mà Cục thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của mình, để có thể phản hồi nhanh chóng và kịp thời nhất khi Cục yêu cầu bạn nhé.
Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cũng như các lưu ý cụ thể đã được Phan Law cung cấp hy vọng sẽ giúp bạn trong quá trình bảo hộ nhãn hiệu của riêng mình. Nếu gặp bất cứ trục trặc nào trong quá trình chuẩn bị, cũng như tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ bạn có thể liên hệ với Phan Law để được tư vấn miễn phí bạn nhé. Đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn bảo vệ và phát triển thương hiệu của chính mình!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn