Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi đang ở Nhật đăng tìm hiểu và muốn chuyển mỹ phẩm của Nhật nhập khẩu về Việt Nam buôn bán. Cho tôi hỏi cá nhân xuất nhập khẩu mỹ phẩm về buôn bán có cần công bố sản phẩm hay không?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
>> Loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định pháp luật hiện hành
>> Quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành
Cá nhân xuất nhập khẩu mỹ phẩm về buôn bán có cần công bố sản phẩm hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Quy định về việc cá nhân xuất nhập khẩu mỹ phẩm về buôn bán
Tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân như sau: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.Nhà nước bảo hộ 3. quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân.
Lưu ý: Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu, có quy định như sau: Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy thương nhận, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức, cá nhân khác được phép xuất nhập khẩu. Do đó, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh sẽ được phép xuất nhập khẩu những loại hàng mà không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Nếu loại mỹ phẩm không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu thì cá nhân hoàn toàn có quyền được nhập khẩu mỹ phẩm trên về Việt Nam (tham khảo các loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP).
Công bố sản phẩm Xuất nhập khẩu mỹ phẩm về buôn bán.
Cá nhân xuất nhập khẩu mỹ phẩm về buôn bán có cần công bố sản phẩm hay không?
Tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT được quy định cụ thể về việc công bố sản phẩm là mỹ phẩm như sau:
Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này), cụ thể gồm các trường hợp:
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.
- Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.
- Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định.
- Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.
- Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.
Như vậy, chỉ trong các trường hợp theo quy định trên mới được miễn không phải công bố sản phẩm. Trong trường hợp của bạn nếu bạn nhập khẩu mỹ phẩm về để kinh doanh, buôn bán thì sẽ phải thực hiện việc công bố sản phẩm.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư