Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của 4 loại hình kinh doanh được nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh (CTHD) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Bài viết dưới đây sẽ tư vấn về các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Mời Quý vị theo dõi bài viết.
>> Tìm hiểu thêm: Đăng ký doanh nghiệp là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào để mở công ty?
Cần căn cứ vào từng nhu cầu, khả năng của bản thân để lựa chọn trong số các loại hình doanh nghiệp, tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai. Ngày nay, có 4 mô hình công ty phổ biến tại Việt Nam là Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty hợp danh (CTHD), Công ty TNHH Một thành viên (công ty TNHH 1 thành viên), Công ty TNHH hai thành viên trở lên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần (CTCP). Mỗi loại hình công ty có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với hình thức kinh doanh của từng loại ngành nghề. Do đó, cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với bạn
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
Thứ nhất, Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp/công ty
Thứ hai, dự thảo Điều lệ công ty.
Thứ ba, danh sách thành viên/cổ đông góp vốn và các giấy tờ sau:
- Thành viên/cổ đông là cá nhân: Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu
- Thành viên/cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; giấy ủy quyền, CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
Lưu ý: Thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký để kinh doanh.
Có mấy cách để đăng ký thành lập công ty?
Hiện nay có 2 cách để Quý vị lựa chọn khi thực hiện mở công ty để kinh doanh, đó là:
Cách 1: Đăng ký trực tiếp
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty/doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Cách 2: Đăng ký trực tuyến
Thay vì phải đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ thì Quý vị có thể sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia
Trên đây là các nội dung tư vấn các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn