Pháp lý có thể được coi như khung hoạt động của doanh nghiệp. Từ khi hình thành đến lúc phát triển, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp không thể tránh được các vấn đề phát sinh liên quan đến pháp lý như hồ sơ thành lập, thủ tục thay đổi, chứng chỉ hay giấy phép con, các hợp đồng mua bán…. Để doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, hạn chế được những tranh chấp liên quan đến pháp lý doanh nghiệp cần chủ động biết, hiểu và làm đúng luật ngày từ những bước đi đầu tiên.
Các vấn đề pháp lý thường gặp đối với doanh nghiệp mới thành lập
Khi mới thành lập, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những vấn đề pháp lý sau đây để chuẩn bị nền tảng vững chắc:
Đầu tiên là lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp. Để làm tốt điều này, cần xác định số lượng người/tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp, định hướng hoạt động,…
Tiếp theo đó, lựa chọn được các định được lĩnh vực kinh doanh. Từ lĩnh vực kinh doanh sẽ lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp.
Vốn quyết định đến quy mô, hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy cần có sự tìm hiểu, cân nhắc và kêu gọi, đầu tư vốn một cách hợp lý.
Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng nữa là người đại diện theo pháp luật. Người đại diện pháp luật thay mặt cho công ty thực hiện các giao dịch kinh tế, dân sự, vì vậy cần có sự xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định vấn đề này.
Các vấn đề pháp lý thường gặp đối với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Trong quá trình kinh doanh , sản xuất thường gặp phải nhiều vấn đề pháp lý.
Một trong những vấn đề thường có những tranh chấp phát sinh là vấn đề liên quan đến bộ máy quản trị nội bộ, điều hành công ty, đặc biệt là đối với loại hình công ty Cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Trong quá trình hoạt động, cũng sẽ dễ xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ các cổ động, thành viên. Khi không rõ ràng trong kinh doanh, đặc biệt là về phân chia quyền lợi ích thì tranh chấp là điều khó tránh khỏi vì nhà đầu tư nào cũng muốn quyền lợi của mình tương xứng với công sức mình bỏ ra.
Các hợp đồng kinh doanh, dù được soạn thảo bằng văn bản hay bằng miệng, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Vì lẽ đó, trong kinh doanh cần đặc biệt lưu ý đến hòn đá tảng này.
Trong xã hội ngày nay, một vấn đề pháp lý cần được các doanh nghiệp quan tâm nữa là tài sản sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp cần lưu ý nội dung này để tránh những tranh chấp xảy ra, đồng thời có phương án bảo vệ cho sản phẩm trí tuệ, thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Trên đây là một số vấn đề pháp lý doanh nghiệp hay gặp phải khi hoạt động kinh doanh được chúng tôi liệt kê. Để được tư vấn những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn