Tìm hiểu chung về thủ tục phá sản
Phá sản là một hiện tượng và thủ tục pháp lý khi các chủ thể kinh doanh phải chịu những sự tác động của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ sự cạnh tranh gay gắt khiến doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Việc thực hiện thủ tục phá sản này để lại các hậu quả pháp lý khác nhau. Nếu thực hiện không chính xác, phá sản sẽ tác động đến việc chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp mới sau đó.
Quyền thành lập doanh nghiệp sau khi phá sản
Thành lập doanh nghiệp vốn được công nhận là một trong những quyền của các chủ thể được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, quyền này sẽ bị hạn chế. Cụ thể như theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về phá sản
Kết hợp với khoản 3 Điều 130 Luật phá sản 2014 thì quyền thành lập doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong trường hợp người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm các trường hợp sau:
- Vi phạm trong thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Những người theo quy định không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tácxã thực hiện các hoạt động sau:
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tácxã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đối với những trường hợp này thì thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy sau khi bị tuyên bố phá sản nếu chủ doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp mới trong 3 năm. Ngược lại thì chủ doanh nghiệp có quyền thành lập doanh nghiệp mới tại bất kỳ thời điểm nào.
Trên đây là giải đáp thắc mắc của Phan Law Vietnam về việc thành lập doanh nghiệp mới sau khi doanh nghiệp bị phá sản. Mọi thông tin cần giải đáp, hãy liên hệ theo những cách thức bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn