Khi bạn quyết định chấm dứt hôn nhân và muốn tiến hành quy trình pháp lý để ly hôn. Việc viết giấy ly hôn là bước cần thiết đầu tiên trước khi nộp hồ sơ ly hôn lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Dưới đây là cách viết giấy ly hôn theo quy định pháp luật, xin mời các bạn theo dõi.
Giấy ly hôn là gì?
Giấy ly hôn (đơn ly hôn) là một yêu cầu chính thức được gửi đến Tòa án để đề nghị chấm dứt một cuộc hôn nhân. Đơn này thường được nộp bởi một bên hoặc cả hai vợ chồng muốn ly hôn và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chấm dứt cuộc hôn nhân.
Trong đơn ly hôn thì các thông tin như: tên, địa chỉ và thông tin cá nhân của cả hai bên sẽ phải điền đầy đủ, cùng với các thông tin về việc kết hôn và lý do của việc ly hôn. Đơn ly hôn cũng thường bao gồm yêu cầu về chia tài sản, quyền nuôi con cái (nếu có) và các quyền và trách nhiệm phụ thuộc vào pháp luật gia đình của quốc gia cụ thể.
Hiện tại theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định, có hai phương thức ly hôn chính là:
- Ly hôn theo thỏa thuận của hai bên (ly hôn thuận tình):
Phương thức này xảy ra khi cả hai bên đồng ý chấm dứt hôn nhân và đạt được thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền lợi và trách nhiệm của cả hai sau ly hôn. Các điều khoản của thỏa thuận phải được lập thành văn bản và có hiệu lực pháp lý. Thỏa thuận này sau đó sẽ được chấp thuận bởi Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
- Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên):
Phương thức này xảy ra khi một trong hai bên yêu cầu ly hôn mà không được sự đồng ý của bên còn lại hoặc không thể đạt được thỏa thuận. Đơn ly hôn sẽ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người bị khởi kiện ly hôn, quá trình kiện tụng sẽ diễn ra để xem xét các yếu tố như lý do ly hôn, quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên sau ly hôn, và tài sản chung của vợ chồng. Tòa án sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc chấm dứt hôn nhân và giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn.
Xem thêm: Mẫu Giấy xác nhận độc thân mới nhất năm 2023
Lưu ý: Việc lựa chọn phương thức ly hôn nào phụ thuộc vào tình huống thực tế của cặp vợ chồng đó. Đối với cả hai phương thức ly hôn, việc tư vấn và hỗ trợ từ phía luật sư chuyên về lĩnh vực hôn nhân – gia đình là cần thiết, để đảm bảo quá trình diễn ra theo đúng quy định pháp luật. Và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ/chồng (người sử dụng dịch vụ pháp lý).
Cách viết giấy ly hôn theo pháp luật Việt Nam
Để viết giấy ly hôn bạn cần tuân theo các quy định, thủ tục pháp luật và thực hiện theo quy trình như sau:
Tìm hiểu về các quy định về ly hôn
Nắm rõ các điều khoản về ly hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình.
Hiểu về các hình thức ly hôn và quyền lợi, trách nhiệm của cả hai bên sau ly hôn.
=> Nếu chưa nắm rõ các quy định cũng như yêu cầu về ly hôn bạn nên liên hệ nhờ tới sự hỗ trợ của Văn phòng Luật sư hoặc công ty luật uy tín, nhằm tránh rủi ro khi giành quyền nuôi con, chia tài sản chung…
Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Nếu bạn sử dụng dịch vụ pháp lý ly hôn thì sẽ được hỗ trợ soạn thảo đơn và tư vấn các giấy tờ cần thiết trước khi nộp. Còn bạn không thì bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau đây:
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/Hộ chiếu của cả hai vợ chồng.
- Bản chính giấy kết hôn.
- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu của cả hai bên.
- Bản sao công chứng giấy khai sinh.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản, nợ nần, quyền lợi và trách nhiệm tài chính. Các minh chứng cần thiết cho yêu cầu ly hôn.
Lưu ý: Đơn xin ly hôn phải được viết bằng văn bản, rõ ràng, chính xác và cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của hai bên, cũng như lý do ly hôn. Ghi rõ yêu cầu về chia tài sản, quyền nuôi con (nếu có) và các vấn đề khác liên quan.
Nộp hồ sơ xin ly hôn
Đơn xin ly hôn và các tài liệu kèm theo phải được nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
- Ly hôn thuận tình: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ, chồng có thẩm quyền giải quyết.
- Ly hôn đơn phương: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ/ chồng (người bị khởi kiện ly hôn) có thẩm quyền giải quyết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư