Công bố thực phẩm chức năng có nghĩa là các sản phẩm đó đã được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm và được xác nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy nên những sản phẩm chức năng đã được công bố sẽ nhanh chóng lấy được lòng tin từ phía người dùng. Vậy quy trình công bố thực phẩm chức năng được quy định như thế nào?
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là những sản phẩm bổ sung chất chức năng trong quá trình chế biến vào thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm. Chúng được sản xuất với mục đích hỗ trợ sức khỏe cho người dùng và có thể có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe hoặc tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, cũng có những sản phẩm chỉ có tác dụng giúp thư giãn cơ thể hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thực phẩm chức năng được chế biến với công thức đặc biệt, có liều lượng sử dụng nhỏ và được chỉ định sử dụng cho đối tượng cụ thể, người dùng có thể sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, các sản phẩm này không phải là thuốc và không thể thay thế cho việc điều trị bệnh bằng thuốc. Người dùng cần sử dụng thực phẩm chức năng đúng theo hướng dẫn và tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn thực phẩm để tránh gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm chức năng được chia thành 3 loại theo quy định của pháp luật Việt Nam như sau:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Thực phẩm dinh dưỡng y học;
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Xem thêm: Nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng, tiền ảo tràn lan trên mạng
Công bố thực phẩm chức năng là gì?
Công bố thực phẩm chức năng là quá trình đăng ký và cấp giấy phép cho sản phẩm thực phẩm chức năng trước khi được bán ra thị trường. Tại Việt Nam, thực phẩm chức năng được định nghĩa là sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên hoặc bổ sung dinh dưỡng, có tác dụng bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.
Công bố thực phẩm chức năng là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu thực phẩm chức năng tại Việt Nam theo quy định của Luật Thực phẩm 2010. Các sản phẩm thực phẩm chức năng phải được đăng ký và cấp giấy phép trước khi được bán ra thị trường.
Cơ quan có thẩm quyền công bố: Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế chính là cơ quan nhà nước tiếp nhận, thẩm định và quyết định công bố thực phẩm chức năng.
Quy trình công bố thực phẩm chức năng được quy định như thế nào?
Quy trình đăng ký và cấp giấy phép công bố thực phẩm chức năng bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đăng ký và nộp hồ sơ
Nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thực phẩm chức năng phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định (số lượng gồm: 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy và 01 bộ hồ sơ pháp lý chung) tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc qua đường bưu điện. Ngoài ra, còn có thể đăng ký trên hệ thống đăng ký trực tuyến của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ xét duyệt hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của sản phẩm.
Bước 2: Thử nghiệm sản phẩm
Các sản phẩm thực phẩm chức năng sẽ được kiểm tra chất lượng và an toàn trước khi cấp giấy phép.
Bước 3: Cấp giấy phép
Sau khi đã thẩm định và chấp thuận hồ sơ công bố thực phẩm chức năng, Bộ y tế sẽ trả lại kết quả dưới dạng giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Thời hạn giải quyết công bố thực phẩm chức năng kéo dài trong vòng 7 ngày làm việc. Trường hợp tài liệu cung cấp thiếu hoặc không chính xác sẽ kéo dài thêm.
Đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, lệ phí là 150.000đ/sản phẩm.
=> Công bố thực phẩm chức năng là quá trình quan trọng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường. Việc không tuân thủ quy định về công bố có thể dẫn đến việc bị phạt và rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư