Thực phẩm chức năng được hiểu là những thực phẩm (sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Ngày nay, thực phẩm chức năng đang được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới, vì công dụng và nguồn gốc sản xuất của nó hầu hết đều thân thiện và từ thiên nhiên. Vậy đăng ký nhãn hiệu logo thực phẩm chức năng như thế nào? Có cần thiết phải tiến hành thủ tục này hay không?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu logo thực phẩm chức năng
Trong một thị trường đầy tiềm năng, thì việc bảo vệ thương hiệu của mình cũng chính là một bước đi hiệu quả để xây dựng thương hiệu! Đối với thị trường thực phẩm chức năng cũng không phải là một ngoại lệ. Việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu logo thực phẩm chức năng sẽ giúp sản phẩm của bạn có một dấu ấn nhất định trong lòng người tiêu dùng. Và đồng thời, tránh được những nguy cơ từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, giúp bạn có thể yên tâm tập trung vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Vậy, khi đăng ký nhãn hiệu logo thực phẩm chức năng, việc đầu tiên bạn cần phải xác định xem logo sản phẩm của mình có bị trùng hoặc tương tự trùng với bất kỳ các logo đã được bảo hộ trong cùng nhóm ngành nghề chưa! Việc kiểm tra này, bạn có thể tự mình thực hiện thông qua cơ sở dữ liệu công khai của Cục Sở hữu trí tuệ nhé. Sau đó, bạn tiếp tục chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu logo (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN);
- Mẫu nhãn hiệu logo: phải được trình bày rõ ràng; tổng thể nhãn hiệu logo phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu logo có kích thước 8×8 cm in trên tờ khai;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Đăng ký nhãn hiệu logo thực phẩm chức năng
Chi phí cần thiết để đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng
Chi phí để tiến hành thủ tục này, sẽ dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong 1 nhóm khi bạn đăng ký trong đơn. Đối với thực phẩm chức năng, thường sẽ thuộc vào các nhóm cụ thể sau:
- Nhóm 5: Các chế phẩm dược, y tế và thú y;
- Nhóm 29: Thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản.
- Nhóm 30: các loại thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm.
- Nhóm 43. Dịch vụ cung cấp thực phẩm
Tùy vào đặc tính đặc trưng sản phẩm của mình mà bạn hãy chọn những nhóm sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đăng ký nhãn hiệu logo thực phẩm chức năng, đừng ngần ngại mà hãy để Phan Law được hỗ trợ bạn nhé. Liên hệ ngay với tổng đài tư vấn miễn phí của của tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, tiết kiệm, tận tâm nhất!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn