Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là hình thức quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ để đăng ký quyền được cung cấp, kinh doanh hợp pháp nhãn hàng hóa, sản phẩm của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Hiện nay, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang dần được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Theo đó, khi tự thực hiện thủ tục đăng ký, Quý khách hàng sẽ vướng phải những câu hỏi vướng mắc mà chưa biết giải quyết thế nào mới đúng luật. Một trong những yêu cầu nhiều nhất mà khách hàng gửi đến chúng tôi là mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay là mẫu đơn nào?
Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay là mẫu nào?
Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít khách hàng. Bởi lẽ, như Quý khách cũng đã biết, pháp luật Việt Nam ở mỗi lĩnh vực đều có sự thay đổi ở từng thời điểm. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta vẫn hay không tự tin rằng, đây có phải là mẫu đơn đang dùng hay không?
Hiện tại, mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay là Phụ lục A: mẫu 04 – NH, Quý khách có thể tham khảo quy định mẫu này trong Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Nếu có khó khăn gì trong trường hợp tìm kiếm mẫu đơn, Quý khách có thể liên hệ đến Phan Law VietNam để được hỗ trợ và hướng dẫn cách điền mẫu đơn.
Những yêu cầu đối với mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu
Khi Quý khách điền mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu, bắt buộc phải tuân theo đúng yêu cầu điền mẫu đơn, nếu không mẫu đơn của Quý khách sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối.
Thẩm định đơn đăng ký là một thủ tục trong quá trình xét duyệt đơn đăng ký của Quý khách. Theo đó, trong khâu này, Cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra về hình thức đơn, mẫu nhãn hiệu, điều kiện chủ sở hữu, quyền nộp đơn bảo hộ, phân nhóm nhãn hiệu đăng ký bảo hộ xem có đúng với quy định hay không. Do đó, khâu này cũng được xem là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình xét duyệt hồ sơ đăng ký bảo hộ.
Chúng tôi có những lưu ý đối với mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ của Quý khách sau đây:
Thứ nhất, mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp một văn bằng bảo hộ. Do đăng ký bảo hộ ở Việt Nam, nên mọi chữ viết trong đơn đăng ký đều phải viết bằng tiếng Việt, đối với những tài liệu khác tiếng Việt phải được dịch ra tiếng Việt. Mẫu nhãn hiệu kích thước đúng theo quy định, không được vượt quá kích thước này.
Thứ hai, về trình bày của đơn, Quý khách phải trình bày theo chiều dọc, mặt giấy cỡ A4, chừa lề bốn phía theo đúng quy định. Đối với những tài liệu cần thì bắt buộc phải sử dụng mẫu đó và điền theo đúng thứ tự hướng dẫn. Thông tin của cá nhân, tổ chức chủ đơn đăng ký phải thể hiện đầy đủ thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thứ ba, tài liệu gửi kèm theo phải được đánh máy, không tẩy xóa, rõ ràng không nhòe, không sửa chữa. Lưu ý hạn chế tối đa những lỗi cơ bản về chính tả. Những từ ngữ dùng trong đơn phải là từ ngữ phổ thông, không dùng từ ngữ vùng miền, địa phương. Đơn vị đo lường, phông chữ phải sử dụng theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam.
Thứ tư, nếu có tài liệu đính kèm theo phải đánh số, số thứ tự phải ghi bằng chữ số Ả – Rập. Về phần mô tả của nhãn hiệu, cần chỉ rõ những yếu tố cấu thành, màu sắc, đặc tính, tên gọi, thể hiện… Phân loại nhóm hàng hóa, sản phẩm đăng ký thuộc nhóm nào cụ thể.
Văn phòng Luật sư Phan Law Viet nam là nơi hội tụ những luật sư uy tín và nổi tiếng trong ngành Luật, bên cạnh đó còn có những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và những tư vấn viên trẻ nhiệt huyết và tài năng đã đưa Phan Law ngày càng phát triển sau nhiều năm hoạt động trở thành một Văn phòng Luật uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Chúng tôi là những chuyên gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chuyên giải quyết những vấn đề nan giải của các bạn, một trong số chính là quy định về mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn