Vừa qua dư luận không khỏi xôn xao khi hàng loạt tài khoản nghệ sĩ quảng cáo công khai các sản phẩm như thuốc giảm cân, thuốc xương khớp, tiền ảo,… với nhiều thông tin sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng khiến cộng đồng bức xúc.
Xem thêm:
>> Tiền ảo Pi – Rủi ro tiềm ẩn trong “giấc mộng” triệu đô!
>> Nghi án đạo nhạc của Sơn Tùng MTV ở MV Chúng ta của hiện tại
>> Xử phạt 50 triệu cho hành vi bán quần áo in hình tiền Việt Nam!
Nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng, tiền ảo tràn lan
Nhiều nghệ sĩ như N.T, C.T.S, L.D.B.L, N.T.K, K.M.T… xuất hiện trên nhiều quảng cáo khác nhau, với những lời giới thiệu đầy hoa mỹ. Đây đều là các nghệ sĩ có lượng fan hâm mộ đông đảo. Do đó rất nhiều người vì tin những lời quảng cáo thần thánh mà không ngại bỏ tiền cho sản phẩm. Khi sử dụng mới thấy tác dụng của chúng không được như mong muốn. Điều này không chỉ khiến cho hình ảnh nghệ sĩ bị ảnh hưởng trong mắt khán giả mà còn thể hiện sự gian dối, bất chấp hậu quả khi quảng cáo.
Đặc biệt vào tối ngày 11/5, trang cá nhân của một số nghệ sĩ đồng loạt đăng bài viết nhắc đến tiền ảo như Dogecoin, Shiba Inu, FXT Token cùng nhiều đồng tiền mã hóa. Theo chuyên gia, đây là chiến dịch quảng cáo nhằm thu hút đầu tư. Đây là các loại tiền vô danh, liên quan đến nhóm đầu tư coin đa cấp từng bị cảnh báo lừa đảo.
Nhiều nghệ sĩ bất chấp hình ảnh để quảng cáo sản phẩm
Đến sáng 12/5, các bài viết của các nghệ sĩ trên đồng loạt biến mất. Đáng chú ý là các nghệ sĩ không hề đính chính, giải thích rõ hơn về vấn đề.
Anh Đỗ Tuấn Hải – CEO của The A List (mạng lưới quy tụ nhiều KOL nổi tiếng) – nói về tác hại khi người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm kém chất lượng:
“Người nổi tiếng, influencer đều có tầm ảnh hưởng xã hội, có cộng đồng fan tin tưởng những điều mà họ chia sẻ. Vì vậy, khi họ quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, sẽ có một bộ phận người tiêu dùng tin và mua những sản phẩm ấy, bị ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tốn kém tiền bạc.
Nhìn xa hơn, điều này có thể dẫn đến việc người tiêu dùng, cộng đồng dần mất niềm tin vào những chia sẻ của influencer”.
Cần xử phạt nặng tay các trường hợp quảng cáo sai sự thật
Hiện nay, Điều 13 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định bên thứ ba phải “chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ”.
Ngoài ra, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định rõ những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.
“Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”
Do đó, nếu có hành vi quảng cáo gian dối, nghệ sĩ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền 50-70 triệu đồng. Thiết nghĩ trong thời gian tới, cơ quan chức năng nhập cuộc và mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm, bảo vệ người tiêu dùng khỏi các quảng cáo sai sự thật, quảng cáo gian dối.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư