Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
cuối tuần qua tôi và nhóm bạn của mình có tổ chức đi dã ngoại trong khu rừng được nhà nước bảo hộ, theo tôi được biết đó là rừng phòng hộ và theo pháp luật thì không được tự ý chặt phát. Nhưng hôm đó chúng tôi có đi sâu và rừng và thấy một mảng rừng bị chặt đốn nhiều cây gỗ có đường kính rất lớn lúc chúng tôi tới chỉ thấy còn những gốc cây mà thôi. Vậy cho tôi hỏi chặt phá rừng phòng hộ có bị đi tù không?
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Phá rừng trái phép bị xử lý như thế nào?
>> Hành vi phá rừng làm nương rẫy bị phạt như thế nào?
>> Hành vi hủy hoại đất bị xử lý như thế nào?
Chặt phá rừng phòng hộ có bị đi tù không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Rừng phòng hộ
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thì: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Tại khoản 3 Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thì: Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Hành vi hủy hoại rừng
Theo khoản 4 Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về hành vi hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng là hành vi bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, tại Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP có đề cập đến hành vi phá rừng trái pháp luật là hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà người có hành vi vi hủy hoại rừng có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chặt phá rừng phòng hộ.
Chặt phá rừng phòng hộ có bị đi tù không?
⇒ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.
⇒ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.
⇒ Ngoài ra, Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm 1A từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ.
Nhưng vậy, người nào thực hiện một trong các hành vi khai thác trái phép rừng phòng hộ nêu trên (điểm c, d, h khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017), nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, trong Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP) cũng có quy định về mức phạt hành chính tùy vào từng đối tượng, hành vi và diện tích chặt phá rừng phòng hộ mà có mức xử phạt phù hợp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư